You are currently browsing the daily archive for 09/04/2009.

Trần Anh Phương

TS, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

TCCS ĐT- Sự kiện đại diện chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký công hàm ngoại giao về việc Nhật Bản nối lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam ngày 31-3 vừa qua đã càng khẳng định thêm mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

1. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam

Tháng 11-1992, Chính phủ Nhật Bản là nước phát triển đầu tiên tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt.

Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản có những thời điểm gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2005 đạt xấp xỉ 10,5 tỉ USD; năm 2006 đạt 835,6 triệu USD; năm 2007 đạt 890 triệu USD.

Năm 2008, kinh tế Nhật Bản tiếp tục có nhiều khó khăn, trong khi ODA của Nhật Bản dành cho quốc tế nói chung đã giảm nhiều, nhưng ODA cam kết theo kế hoạch dành cho Việt Nam là 1,1 tỉ USD.

Ngày 31-3-2009, với số tiền 900 triệu USD cho tài khóa 2008 được ký đã nâng tổng số tiền cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 lên con số 6 tỉ USD (so với 5 tỉ USD của năm 2007). Với con số này, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam năm 2008 vừa qua đã đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.

Đọc tiếp »

(ĐTCK) Tỷ phú đầu cơ George Soros, người từng kiếm bộn tiền nhờ tài dự đoán chính xác sức khoẻ của các nền kinh tế đầu tàu trên thế giới cũng như diễn biến giá trị của các thực thể thị trường vừa mới nhận định, nước Mỹ sẽ tiếp tục đà suy thoái kéo dài, trong khi Trung Quốc có thể thấy bình minh ngay trong năm 2009.

Bóng đêm vẫn còn ở Mỹ

"Nước Mỹ chưa thể phục hồi trong năm nay và hệ thống ngân hàng Mỹ nói chung vẫn bị tê liệt", George Soros phát biểu trên kênh truyền hình Reuters Financial hôm thứ Hai đầu tuần.

Phản ứng với cảnh báo của George Soros, giá cổ phiếu của các ngân hàng tại Mỹ ngay lập tức sụt giảm, góp phần khiến cả thị trường phố Wall mất điểm.

Theo tỷ phú này, các cuộc thử nghiệm do Bộ Tài chính Mỹ đang tiến hành có thể báo trước một cuộc tái

cấp vốn lớn hơn. Song, George Soros cũng cảnh báo về nguy cơ sói mòn những quy tắc thanh toán thị trường khi cho rằng, việc tái cấp vốn sẽ tạo điều kiện cho việc kéo dài tuổi thọ của các ngân hàng đang sống dở, chết dở.

George Soros cho biết, đồng USD đang chịu nhiều áp lực và có thể bị đánh bật khỏi vị trí là một đồng tiền dự trữ của thế giới, nhường chỗ cho các quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), là một rổ tiền tệ gồm đồng USD, đồng Euro, đồng yên và đồng bảng Anh. Hơn nữa, gần đây, Trung Quốc đã đề xuất mở rộng SDR trở thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

"Về lâu dài, có thêm một đơn vị thanh toán quốc tế ngoài đồng USD có thể tạo thuận lợi hơn cho chúng ta", Soros nhận định và nói thêm, hệ thống cho phép Mỹ chi tiêu nhiều hơn số tiền nước này kiếm được cần phải cải tổ lại. "Hệ thống đó đang đi đến hồi kết và sẽ không được phép tái diễn. Cần phải có một số thay đổi", ông nhấn mạnh.

Đọc tiếp »

Thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy vẫn còn non trẻ nhưng cũng đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn cũng như hưng thịnh. Sự phát triển của thị trường cũng kéo theo việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty bảo hiểm mới thành lập, sự gia tăng về số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch mới, các vấn đề về trục lợi bảo hiểm, cạnh tranh thông qua giảm phí hay chia hoa hồng cho khách hàng, chế độ lương thưởng của nhân viên… Các vấn đề này thật sự đang đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp bảo hiểm những câu hỏi không dễ trả lời. Bài viết này nêu ra 3 vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đã và đang cố gắng giải quyết để đưa ra được những quyết sách trong việc điều hành và quản lý của mình.

Đọc tiếp »

ThS. LÊ MINH HÙNG, Giảng viên Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.

Hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên từ thời điểm giao kết mà các bên không được tự ý sửa đổi, hoặc hủy bỏ (1). Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda)(2) trong lĩnh vực hợp đồng. Nhưng quan hệ hợp đồng không phải là bất biến mà “ngày càng mang tính chất của một quá trình” và “hàm chứa nhiều loại rủi ro” (3). Thật vậy, trong quá trình thực hiện các hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người kinh doanh quốc tế thường đối mặt với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là rủi ro về con người, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp phải khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng.

Ban đầu, những trường hợp này được giải quyết bằng các cơ chế giải phóng nghĩa vụ của luật hợp đồng cổ điển (4), như cho phép bên vi phạm được chấm dứt hợp đồng và được miễn trách dựa trên điều khoản bất khả kháng. Về sau, người ta thấy rằng, điều khoản bất khả kháng không còn thích hợp để giải quyết nhiều vấn đề được đặt ra từ thực tiễn (5), vì trong nhiều trường hợp, cách giải quyết dựa trên điều khoản này không bảo đảm được sự công bằng cho các bên. Để có cơ chế khác thích hợp hơn trong việc bảo đảm lợi ích các bên nhằm phân chia hợp lý rủi ro và tái lập sự cân bằng của hợp đồng, các nhà kinh doanh thương mại quốc tế đã đưa vào hợp đồng của họ một điều khoản cho phép bên gặp khó khăn đặc biệt được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này được gọi là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi do hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng, được gọi ngắn gọn là “hardship”. Khái niệm “hardship” và các khái niệm tương tự cũng đã được thừa nhận trong nhiều hệ thống pháp luật, như “force majeure”, “commercial impracticability”, “frustration of purpose”(6) hay “change of circumstances” trong Thông luật (7), “Wegfall der Geschaftsgrundlage” trong tiếng Đức, hoặc được các học giả người Đức dùng với thuật ngữ khác là “the foundation of the transaction” (8). Nhưng thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bảng tiếng Pháp của Bộ nguyên tắc UNIDROIT đã được chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế (9), nên sẽ được sử dụng thường xuyên trong bài viết này.

Hardship – hiểu nôm na là điều khoản quy định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh tế, tới mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất đi cân bằng kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém. Theo đó, điều khoản hardship quy định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hoặc nếu không điều chỉnh được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế.

Đọc tiếp »

ĐẶNG THANH VÂN

Thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, mà cao hơn nhiều, là tài sản rất có giá, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu hoàn toàn không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái tên đó mà là tổng hợp các hoạt động để tạo ra cho được một " hình ảnh rõ ràng và khác biệt " cho riêng mình.

Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý và bàn đến nhiều, ngay cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, rất có giá của doanh nghiệp.

Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, với những điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình và hàng hoá của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết.

1. Vậy thương hiệu là gì?

Định nghĩa:

+ Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng.

A Brand is a trusted promise of Quality, Service and Value, established over time and proven by the test of operated use and satisfaction. (Brand Positioning – Jack Trout).

+ Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý tính, cảm tính, trực quan và độc  quyền mà bạn liên tưởng tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty.

A Brand is the proprietary visual, emotional, rational and cultural image that you associate with a company or a product (Building strong Brands – David A. Aaker).

Đọc tiếp »

MINH ĐỨC

Vẫn là câu hỏi có nên điều chỉnh các quy định công bố thông tin hiện hành, có tăng cường sự chấn chỉnh và chế tài xử phạt, hay để tiền lệ nối dài tiền lệ?

“Đừng đề cập đến câu chuyện báo cáo tài chính của BBT nữa. Như thế chỉ xát thêm muối vào lòng cổ đông…”.
Đó là nội dung phản hồi của một bạn đọc gửi về VnEconomy trước thông tin về trường hợp của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (mã BBT, sàn HOSE) trong năm 2008.
Nhưng câu chuyện soát xét, công bố báo cáo tài chính, công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết vẫn luôn mới cho đến thời điểm này. Và trước thềm hạn nộp báo cáo thường niên năm 2008 (ngày 10/4/2009), tại hội nghị các công ty niêm yết tổ chức tại Hà Nội sáng 8/4, câu chuyện này lại tiếp tục là một điểm nóng với những dữ liệu mới, định hướng xử lý mới.
Tiền lệ nối tiếp tiền lệ
Hội nghị các công ty niêm yết năm nay diễn ra không mấy sôi động, có lẽ phản ánh một phần không khí của thị trường sau một thời gian dài suy giảm. Nhưng không vì thế mà câu chuyện công bố báo cáo tài chính bớt nhạt. Nó được đề cập gần như đầu tiên và xuyên suốt từ gợi mở của đại diện Ủy ban Chứng khoán cho đến nội dung trao đổi của hội nghị.
Sau một năm đầu tư tài chính khó khăn, vấn đề đầu tiên được đề cập đến là một số bất cập trong các khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính dẫn đến những xáo trộn trong báo cáo của một số doanh nghiệp niêm yết. Vấn đề không quá mới, nhưng lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư bị ảnh hưởng luôn mới. Và đó có phải là một phần lý do khiến một tiền lệ lại nối tiếp phổ biến: xin hoãn hoặc chậm nộp báo cáo tài chính.

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Tư 2009
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 153 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.