You are currently browsing the category archive for the ‘Nghien cuu cua sinh vien’ category.
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua việc thực hiện nhiệm của các cơ quan nhà nước cơ bản hoàn thành với mục tiêu đề ra, đảm bảo tuân thủ đường lối của Đảng và chính sách phát triển đất nước. Trong những nhiệm vụ đã thực hiện, phải kể tới hoạt động chi ngân sách của các cơ quan ở trung ương và địa phương nhằm hỗ trợ cho công việc của mình. Để hiểu rõ hơn chế độ chi ngân sách của nước ta cũng như hoạt động chi ngân sách về mua sắm tài sản của các cơ quan nhà nước trong thực tiễn hiện nay. Nhóm em xin lựa chọn đề số 01: “Tìm hiểu nội dung của chế độ chi mua sắm tài sản, đánh giá thực tiễn áp dụng từ năm 2015 đến nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi ngân sách cho lĩnh vực mua sắm tài sản công ở Việt Nam” phân tích để làm rõ vấn đề trên.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Chế độ chi ngân sách nhà nước
- Khái niệm
Có rất nhiều ý kiến được đưa ra về khái niệm thế nào là chi ngân sách nhà nước, có thể kể đến như:
– Chi ngân sách nhà nước là hoạt động nhằm sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước, là quá trình phân phối nguồn tiền trong quỹ ngân sách nhà nước vào những mục đích khác nhau.
– Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
– Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.[1]
Từ những khái niệm trên, có thể thấy, chi ngân sách nhà nước bao gồm những hoạt động sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước. Vậy ta có thể tổng kết lại bằng một khái niệm khái quát nhất, đó là:
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Đọc tiếp »
Kết quả nghiên cứu của Nhóm 7 lớp N.01 Luật Chứng khoán K34 Đại học Luật Hà Nội, 2012
Trong mấy năm trở lại đây, để phù hợp với sự phát triển của kinh tế nền trường mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chuyển đổi hình thức pháp lí của doanh nghiệp. Khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thì một trong những yếu tố cần thiết nhất đó là vốn. Có nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp huy động vốn nhưng một trong những cách thức luôn được các doanh nghiệp coi trọng là chào bán chứng khoán. Tuy nhiên pháp luật về chào bán chứng khoán có liên quan đến chuyển đổi hình thức pháp lí của doanh nghiệp khi áp dụng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần phải hoàn thiện hơn nữa.
I. Khát quát về chào bán chứng khoán để chuyển đổi hình thức pháp lí của doanh nghiệp
1.Khái quát về chào bán chứng khoán
a, Khái niệm
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán.
Chào bán chứng khoán có một số đặc điểm sau:
– Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng, có thể là chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.
– Đối tượng của chào bán chứng khoán là chứng khoán. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa không thể thiếu của thị trường chứng khoán. Vì vậy, muốn thị trường chứng khoán đi vào hoạt động thì phải đưa hàng hóa là chứng khoán vào lưu thông tại thị trường này.
– Chào bán chứng khoán chỉ được thực hiện trên thị trường sơ cấp. Thị trường này là nơi diễn ra giao dịch trực tiếp giữa tổ chức chào bán và nhà đầu tư. Theo đó, chứng khoán được bán lần đầu cho nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa là thông qua thị trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự chuyển cho tổ chức chào bán.
Kết quả nghiên cứu của nhóm 3 TL1 – N01 Luật Tài chính K3
Đại học Luật Hà Nội, 2012
MỞ ĐẦU
Một trong những chức năng cơ bản của nhà nước là chức năng tổ chức kinh tế. Chức năng này trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay được thể hiện bằng vai trò của nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân sách nhà nước với các vai trò của nó được coi là công cụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng nói trên của Nhà nước. Chi đầu tư phát triển là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết. Nói cách khác,việc chi đầu tư cho phát triển của ngân sách nhà nước nhằm mục đích tạo ra một sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vạn động các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự phát triển. Nằm trong nội dung của chi đầu tư phát triển cơ bản không thể thiếu là nội dung chi ngân sách về xây dựng cơ bản.
I. Chế độ chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản
1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
– Về mặt pháp lý, chi NSNN là các khoản chi tiêu do Chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được những mục tiêu công ích.
– Về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa-xã hội, duy trì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.