You are currently browsing the category archive for the ‘Phap luat nuoc ngoai’ category.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Toà Trọng tài Biển Đông

(Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)

La Hay, ngày 12 tháng 7 năm 2016

Toà Trọng tài ban hành phán quyết

Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi là "Công ước") trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ‘Philippines’ và ‘Trung Quốc’) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.

Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước.

Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố ‘nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng’. Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng "việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng".

Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài "phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế".

Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để các bên bình luận.

Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12/2014 cũng như các các tuyên bố chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Điều 288 của Công ước quy định "Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc liệu một toà hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này sẽ do chính toà hay cơ quan trọng tài đó quyết định".

Theo đó, Toà Trọng tài đã tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào tháng 7/2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào ngày 29/10/2015, quyết định về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền và sẽ để lại một số vấn đề để tiếp tục xem xét. Toà Trọng tài sau đó tiếp tục triệu tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30/11/2015.

Phán quyết được ban hành hôm nay giải quyết các vấn đề về thẩm quyền mà Toà chưa quyết định trong Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc cũng như giải quyết các vấn đề về nội dung thực chất đối với các yêu cầu của Philippines nằm trong thẩm quyền của Toà. Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Quyền lịch sử và "đường 9 đoạn"

Đọc tiếp »

Khuôn khổ lạm phát mục tiêu trước khủng hoảng tài chính năm 2008

Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, lạm phát mục tiêu (LPMT) được coi là một khuôn khổ chuẩn cho chính sách tiền tệ. Nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới đã áp dụng hoàn toàn hoặc một phần khuôn khổ này. Ngay cả NHTW Châu Âu và Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ dù không công bố rằng đang vận dụng chính sách tiền tệ (CSTT) lạm phát mục tiêu nhưng cũng xây dựng khuôn khổ điều hành CSTT trên tư tưởng cam kết một mục tiêu định lượng được trong trung hạn cho lạm phát.

Đọc tiếp »

FED – Vì sao quan trọng?

Nhất cử nhất động của FED, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, còn được biết đến với tên gọi – Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System), đều tạo ra ảnh hưởng không chỉ với hệ thống tài chính mà toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Trong những ngày nóng bỏng của cuộc chạy đua vào vị trí ông chủ Nhà Trắng 2008, với những tin tức tồi tệ nhất, hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn xuất hiện từ cuối 2007 tại Hoa Kỳ, liên tiếp được phát đi từ các trung tâm tài chính quốc tế giới, giới quan sát dồn tất cả tập trung vào những động thái và tín hiệu của FED.

Vai trò trọng yếu của FED trong cỗ máy kinh tế thế giới trước tiên được lý giải bằng chức năng ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, nền kinh tế có giá trị tài sản lớn nhất hành tinh và mức tiêu dùng cao nhất. FED trực tiếp cung cấp nguồn tín dụng cho các tập đoàn đa quốc gia ở trong những ngành công nghiệp chủ chốt hoạt động. Và, gần như mọi ngân hàng trung ương của các quốc gia đều có quan hệ giao dịch với FED.

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ thành lập năm 1913. Đây là năm có rất nhiều sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử nước Mỹ. Kế hoạch thành lập FED là sự tái dựng hoàn hảo kịch bản Ngân hàng Anh dưới bàn tay sắp đặt bậc thầy của đại gia tộc kinh doanh tiền tệ Rothschild. Điều này được khẳng định trong tất cả các ấn phẩm đã công bố (chính thức và chưa chính thức) về sự ra đời, mở rộng và ngự trị của triều đại Rothschild.

Trong phần nội dung nội dung mô tả quá trình ra đời và cách thức vận hành của FED, chúng tôi tham khảo rất nhiều tư liệu, quan trọng nhất gồm: The Synagogue of Satan của Andrew Carrington Hitchcock (2007), Rothschild Money Trust của George Armstrong (1940), The Rothschild Dynasty của TS. John Coleman (2006), Web of Debt của nữ luật gia Ellen Hodgson Brown (2008), The creature from Jekyll Island của G. Edward Griffin (1994), How the World Really Works của Alan B. Jones (1996), The Money Manipulators của June Grem (1971), Tradegy and Hope của GS. Carroll Quigley (1966), Non dare to call it conspiracy của Gary Allen và Larra Abraham (1972), The Economics of Money, Banking, and Financial markets của Frederic S. Mishkin (2004), và Vatican Assassins: wounded in the house of my friends của Eric Jon Phelps (2001).

Đọc tiếp »

Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng xảy ra tại Cộng hòa Ai-len vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, đã để lại số lượng lớn các khoản nợ xấu. Để đối phó với cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên nghiêm trọng, Chính phủ Ai-len đã đưa ra sáng kiến thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (NAMA) năm 2009 nhằm lành mạnh hệ thống ngân hàng.

Trước đó, hệ thống ngân hàng Ai-len đã cho vay quá mức đối với lĩnh vực bất động sản, và khi thị trường này suy giảm mạnh kể từ năm 2007 thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng vọt. Tình hình đó làm cho nguồn vốn pháp định của các ngân hàng thương mại suy giảm nhanh chóng, do vậy đòi hỏi phải có hành động chỉnh sửa thích hợp nhằm vượt qua tình trạng bất ổn định và khôi phục lại bảng cân đối tài sản của các định chế tài chính. Chính vì vậy, NAMA đã được thành lập vào ngày 21/12/2009 với 5 định chế thành viên gồm Ngân hàng Liên kết Ai-len, Ngân hàng thương mại Ai-len, Ngân hàng Ăng-lô Ai-len, Hiệp hội xây dựng toàn quốc Ai-len, và Hiệp hội xây dựng EBS. Để tạo ra khung pháp lý cho hoạt động của Công ty mua bán nợ quốc gia này, một đạo luật cũng đã được Nghị viện Ai-len thông qua vào tháng 11/2009.

Đọc tiếp »

Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á đã gây ra hậu quả nặng nề cho thị trường tài chính các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc. Để xây dựng lại thị trường tài chính lành mạnh và ổn định hơn, từ năm 1997, Trung Quốc đã thực hiện cải tổ hệ thống ngân hàng mạnh mẽ. Bài viết xin giới thiệu một số kinh nghiệm từ công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Nhiệm vụ quan trọng của chương trình cải cách tài chính năm 1997 tại Trung Quốc là tái cơ cấu các định chế tài chính đang gặp khó khăn thanh khoản, bị thua lỗ và mất khả năng thanh toán, nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và tìm ra các biện pháp cho phép các định chế tài chính yếu kém nhất rút ra khỏi thị trường. Do vậy, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không chỉ hướng đến các ngân hàng thương mại (NHTM) mà bao gồm cả các định chế tài chính phi ngân hàng như các công ty ủy thác và đầu tư, các hợp tác xã tín dụng nông thôn/thành thị. Trung Quốc đã thực hiện 05 biện pháp trong công cuộc cải tổ này, bao gồm: tăng vốn; chuyển đổi nợ thành vốn góp; sáp nhập, xử lý các khoản nợ khó đòi; đóng cửa, cho phá sản một số định chế tài chính mất khả năng thanh toán.

Đọc tiếp »

picture

Các quan tham Trung Quốc trong một phiên toà xử tham nhũng tại tỉnh Phúc Kiến.

Vụ bê bối của gia đình cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai và vợ là Cốc Khai Lai, đang khiến dư luận quốc tế đặt ra những câu hỏi xung quanh việc các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc kiếm và tiêu tiền “bẩn” như thế nào.
Theo báo The Guardian của Anh, quan tham ở Trung Quốc đã “xách tay” nhiều tỷ USD ra khỏi đất nước, tậu bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… Bên cạnh mức độ tham nhũng, cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan này có thể khiến nhiều người phải mở to mắt vì kinh ngạc.
Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai đang được báo chí phương Tây bình luận như một vụ bê bối vào hàng “vô tiền khoáng hậu” bởi vị thế và những hành vi ít ai có thể ngờ tới của người trong cuộc. Bà Cốc Khai Lai, với tư cách phu nhân quyền lực của một bí thư thành ủy kiêm Ủy viên Bộ Chính trị, đang bị cho là đã chủ mưu hạ độc doanh nhân người Anh Neil Heywood, người được cho là có xung đột lợi ích kinh tế với bà này.
Tờ báo kinh doanh Caixin của Trung Quốc nhận xét, vụ mất chức của ông Bạc Hy Lai “không phải là một vụ tham nhũng cụ thể. Tuy nhiên, vụ này phản ánh sự thật là quyền lực không bị kiểm soát sẽ dẫn tới tham nhũng”.
Chuyên gia về vấn đề các quan chức lạm dụng quyền lực thuộc Đại học Columbia (Mỹ), ông Xiaobo Lu, thì nhận định: “Vụ Bạc Hy Lai cho thấy quyền lực và tiền bạc đi đôi với nhau như thế nào. Ở Trung Quốc, tham nhũng đã được xem là một thách thức hàng đầu”.

Đọc tiếp »

Kết quả của cuộc kiểm tra ngày thứ Năm là đánh giá nghiêm khắc đối với các ngân hàng lớn nhất của Mỹ.

George Santayana viết những kẻ không nhớ những bài học của quá khứ sẽ lặp lại sai lầm.
20 năm trước, các nhà quản lý ngân hàng toàn cầu tuyên bố rằng các ngân hàng phải có nguồn vốn gốc tương đương 4% các tài sản rủi ro của nó. Ngày nay, chính phủ Mỹ tuyên bố điều tương tự nhưng theo một cách khác.
Sai lầm lặp lại sẽ phải trả giá đắt. Chính phủ Mỹ có thể buộc Bank of America tăng thêm 34 tỷ đô la vốn cổ phần chung và Citigroup tăng thêm 10 tỷ. Hơn một nửa trong số 19 ngân hàng đang bị giám sát có thể được yêu cầu nâng nguồn vốn gốc.
Sự khác biệt giữa năm 1988 và ngày nay là nguồn vốn cổ phần chung hữu hình là vốn bậc 1 mới.
Đối với tất cả mọi người, trừ các ngân hàng hoặc các nhà quản lý, tất nhiên câu cuối cùng không thể hiểu được. Thế nhưng nó bao hàm lý do tại sao hai thập kỷ cải cách nhằm bảo vệ các ngân hàng trước nguy cơ sụp đổ không chỉ thất bại mà còn gây ra tác hại ngược làm che giấu vấn đề.
Nếu chính phủ thực sự muốn giải quyết được vấn đề này, họ phải học lấy bài học rằng các ngân hàng khi phải đối mặt với các quy định về vốn mới sẽ bỏ công bỏ của ra để lách những quy định đó. Trên thực tế, càng quy định càng chặt chẽ, các nhà tài chính càng có cơ hội để đầu cơ. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư mất niềm tin vào vốn bậc 1.
Kết quả của cuộc kiểm tra 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã được công bố vào thứ Năm. Cuộc kiểm tra này dựa theo Quy định Basel năm 1988. Basel I là nỗ lực đầu tiên của các nhà quản lý nhằm đặt ra tiêu chuẩn về nguồn vốn thích đáng cho các ngân hàng toàn cầu.

Đọc tiếp »

saga.vn

Cổ phiếu: Tham gia sở hữu công ty
Cổ phần là các tỷ lệ sở hữu của một công ty. Khi bạn mua cổ phần công ty, hoặc là các cổ phiếu, bạn sở hữu một phần của công ty đó.

Mua cổ phần là đầu tư vào vốn góp chủ sỡ hữu của công ty. Nếu bạn mua cổ phần của công ty bạn sẽ nắm cổ phiếu xác định quyền sở hữu đối với công ty đó, và người ta gọi bạn là cổ đông. Bạn mua cổ phần vì bạn kỳ vọng rằng giá trị cổ phần bạn sở hữu sẽ tăng lên, hoặc vì bạn kỳ vọng rằng công ty đó sẽ trả bạn khoản thu nhập cổ tức, hay cũng chính là một phần trong tổng số lãi của công ty. Trên thực tế, nhiều cổ phần tạo cả cơ hội tăng trưởng lẫn thu nhập (cổ tức). Khi một công ty phát hành cổ phiếu, công ty này sẽ thu được tiền từ lần bán đầu tiên. Sau đó, các cổ phiếu thuộc cổ phần sẽ được kinh doanh, hay chính là mua và bán giữa các nhà đầu tư, nhưng công ty sẽ không có được một khoản thu nhập nào thêm cả từ các hoạt động kinh doanh này. Giá của cổ phiếu tăng lên hay giảm đi tuỳ thuộc vào bạn và các nhà đầu tư khác sẵn sàng chấp nhận mua cổ phiếu ở mức giá nào tại thời điểm giao dịch.

Cổ phần phổ thông

Hầu hết cổ phiếu ở Mỹ là thuộc loại cổ phần phổ thông. Nếu bạn mua cổ phần phổ thông, sẽ chẳng có đảm bảo nào rằng bạn sẽ kiếm ra tiền trên đó. Bạn chấp nhận rủi ro nếu cổ phần của bạn không tăng lên về giá trị hoặc không đem lại cho bạn cổ tức. Trên thực tế, hoàn toàn có khả năng giá cổ phiếu sẽ giảm, và bạn có thể thua thiệt một chút hoặc toàn bộ khoản đầu tư nếu bạn bán vào thời điểm thiệt hại. Để đổi lại yếu tố rủi ro bạn phải gánh chịu, bạn lại có thể thu được nhiều lợi nhuận nếu công ty bạn đầu tư vào phát triển thịnh vượng-nhiều khi là lợi nhuận rất lớn. Thời gian trôi qua, các cổ phiếu nói chung, mặc dù là không phải là với mọi cổ phiếu, có xu hướng tăng lên về giá trị.

share1913.jpg

Cổ phiếu Marconi Wireless Telegraph Company, Hoa Kỳ, phát hành 1913

Cổ phần ưu đãi

Các cổ phần ưu đãi cũng là các cổ phiếu sở hữu phát hành bởi một công ty và được các nhà đầu tư mua bán. Các cổ phiếu này khác cổ phiếu phổ thông ở chỗ chúng giảm bớt rủi ro của nhà đầu tư-nhưng chúng cũng lại có thể hạn chế bớt phần lợi ích của họ. Khoản lợi tức của cổ phiếu ưu đãi mang lại được đảm bảo và được trả trước khi cổ tức của cổ phiếu phổ thông được trả. Ngoài ra, cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi có nhiều khả năng hơn lấy lại một phần vốn đầu tư của mình trong trường hợp công ty phá sản. Nhưng cổ tức lại không tăng lên nếu công ty tạo ra nhiều lợi nhuận, và giá của cổ phiếu ưu đãi tăng chậm hơn cổ phiếu phổ thông.

Các nhóm cổ phiếu

Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN QUỐC VĂN

Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Công ước) là một điều ước quốc tế đa phương do các quốc gia và tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên, với mục tiêu là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tham nhũng đang trở thành vấn đề bức xúc của cộng đồng quốc tế.

Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Công ước) là một điều ước quốc tế đa phương do các quốc gia và tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên, với mục tiêu là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tham nhũng đang trở thành vấn đề bức xúc của cộng đồng quốc tế. Công ước đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 07/10/2003 trong phiên họp lần thứ 58 tại Niu -oóc. Việt Nam đã tham gia đầy đủ 07 vòng đàm phán xây dựng Công ước trong thời gian từ tháng 3 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003. Ngày 10/12/2003, tại Hội nghị cấp cao để ký Công ước được tổ chức tại Mê -hi-cô, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra nhà nước đã cùng đại diện của 95 quốc gia khác tham gia ký Công ước. Theo quy định của Luật Quốc tế, việc mỗi quốc gia ký Công ước chủ yếu là biểu đạt thiện chí chính trị mà chưa ràng buộc về mặt pháp lý với Công ước. Để trở thành thành viên chính thức của Công ước, các quốc gia phải thực hiện việc phê chuẩn hay gia nhập Công ước.

Trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị đề xuất cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê chuẩn Công ước được tiến hành từ năm 2004 đến nay, thì vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng được quy định tại Công ước đã thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của các bộ, ngành, các chuyên gia nghiên cứu và các cán bộ công tác thực tiễn, nhất là khi đánh giá các yêu cầu của Công ước đối với các quốc gia thành viên về vấn đề này và bàn về khả năng đáp ứng của pháp luật và thực tiễn Việt Nam.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của Công ước về vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, đồng thời rà soát, đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng của pháp luật và thực tiễn Việt Nam ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, đồng thời tham chiếu kinh nghiệm của nước ngoài là sự cần thiết khách quan đối với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị đề xuất phê chuẩn thực thi Công ước. Những vấn đề cụ thể đã và đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu là: (1) nhận thức đúng và thống nhất về chế định thu hồi tài sản tham nhũng và các quy định có liên quan; (2) đánh giá khả năng đáp ứng của pháp luật và thực tiễn Việt Nam ở thời điểm hiện tại và trong tương lai; (3) khẳng định việc Việt Nam có bảo lưu hay không bảo lưu chế định này khi phê chuẩn Công ước; (4) nhận định những khó khăn của Việt Nam khi thực hiện chế định này sau khi phê chuẩn Công ước; (5) đề xuất nội luật hoá để thực thi các quy định này phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi xung quanh các vấn đề trên.

Đọc tiếp »

Trịnh Trọng Nghĩa

(theo Tài chính – Nga, số 3/2007)

Năm 2005 Nga sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật cầm cố bất động sản và các luật hữu quan (như Luật ruộng đất, nhà ở, công chứng và Luật tố tụng dân sự, v.v…) cho phù hợp với tình hình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá các nền kinh tế để Nga gia nhập WTO.

Theo Luật cầm cố nói trên, thì những bất động sản sau đây, kể cả công trình xây dựng dở dang, đều có thể dùng làm tài sản thế chấp để vay tiền ngân hàng (xin gọi là tín dụng thế chấp bất động sản tài sản)

1. Ruộng đất, kể cả hồ, ao, trừ ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu công cộng;

2. Công ty, doanh nghiệp, kể cả văn phòng, nhà xưởng, công trình, vật kiến trúc và thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

3. Nhà ở, kể cả các tiện nghi và vật dụng gắn liền với nhà ở phục vụ sinh hoạt hàng ngày;

4. Nhà nghỉ mát, biệt thự, ga ra ôtô và các công trình, vật kiến trúc phục vụ nghỉ mát;

5. Máy bay, tàu thuỷ, kể cả tàu thuyền phà sông biển và các công trình phục vụ ngành hàng không và tàu thuỷ.

Theo luật cầm cố hiện hành, thì người mang tài sản đi thế chấp để vay tiền ngân hàng gọi là người thế chấp hay con nợ; còn người nhận tài sản cầm cố gọi là người nhận thế chấp hay chủ nợ. Người không tham gia vay nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (cầm cố) cũng có thể là người thế chấp.

Nếu trong hợp đồng thế chấp bất động sản (nhà ở) không nói gì khác, thì những vật dụng gắn liền với ngôi nhà, phục vụ sinh hoạt hàng ngày ở đây cũng được coi là tài sản thế chấp thuộc bất động sản này. Nếu nhà ở đem thế chấp được xây dựng hay mua sắm bằng tín dụng thế chấp, thì chủ nợ chỉ có quyền cầm cố ngôi nhà này, sau khi nó được cơ quan công chứng hay trước bạ nhà nước công nhận nó thuộc quyền sở hữu của con nợ (của người vay tiền vay nhà). Chủ nợ có quyền yêu cầu con nợ hoàn trả tiền thế chấp sau khi tài sản thế chấp hết hạn cầm cố.

Mục tiêu chính của bảo hiểm rủi ro tín dụng (tài sản) thế chấp là nhằm ngăn ngừa khả năng xác nhận (trước bạ, công chứng) không hợp pháp quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng (chủ nợ) nhận tài sản cầm cố, cung cấp tín dụng thế chấp. Đọc tiếp »

TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ

Tóm tắt: Thị trường trái phiếu Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai ở châu Á sau Nhật . Tính tới cuối năm 2007, tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành lên tới 1.313,81 tỷ USD. Trước năm 1997, thị trường trái phiếu Hàn Quốc phát triển còn nhiều bất cập. Các cuộc cải tổ sau khủng hoảng tài chính năm 1997 đã đưa thị trường trái phiếu Hàn Quốc lên một bước phát triển mới. Các cải cách của Hàn Quốc là bài học quí báu cho các nước đang phát triển trong khu vực cũng như các nước có điều kiện phát triển tương đồng học tập để cải cách hệ thống thị trường của mình.

1. Quá trình phát triển thị trường trái phiếu Hàn Quốc trước khủng hoảng

Khác với các nền kinh tế có hệ thống tài chính dựa vào thị trường như Mỹ và Anh, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, hoạt động huy động vốn ở Hàn Quốc chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng để chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Chính phủ can thiệp mạnh mẽ vào hệ thống tài chính để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế dựa trên cơ sở áp dụng lãi suất trần và phân phối tín dụng thông qua các khoản cho vay chính sách. Trong giai đoạn này, cho vay chính sách là công cụ quan trọng để tập trung vốn cho một số khu vực kinh tế, ngành kinh tế, và thậm chí doanh nghiệp cụ thể theo định hướng của chính phủ.

Kết quả của quá trình can thiệp trực tiếp của chính phủ vào hệ thống tài chính Hàn Quốc là ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và là công cụ hữu hiệu của chính phủ để thực hiện chính sách công nghiệp. Thị trường vốn chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình huy động và phân bổ vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vào những năm 1970 và 1980, hệ thống ngân hàng đã không còn đủ sức cung cấp vốn cho một nền kinh tế phức hợp ngày càng phát triển ở Hàn Quốc. Với mục tiêu phát triển thị trường vốn để khắc phục những hạn chế của hệ thống ngân hàng, trong những năm 1970 và 1980, chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó đặc biệt phải kể đến hệ thống bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp.

Đọc tiếp »

GS,TS. NGUYỄN VÂN NAM

Thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và xử lý tranh chấp liên quan đến nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội, với quan hệ nhà nước – công dân và sự ổn định xã hội. Đây là nơi quyền lực nhà nước tác động trực tiếp nhất, người dân cảm thấy rõ nhất mối liên quan giữa Nhà nước với túi tiền cho cuộc sống hằng ngày của mình. Vì vậy, các nguyên tắc cơ bản nhằm bảo vệ quyền con người nêu tại hiến pháp phải luôn được vận dụng trong quá trình xét xử tranh chấp về thuế TNCN.

Khi có tranh chấp, luật pháp phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế TNCN. Trong cách tính thuế, nguyên tắc quan trọng nhất là tính thuế theo năng lực. Trong giải quyết tranh chấp thì nguyên tắc cơ bản nhất là nếu còn chưa rõ ràng thì phải quyết định (QĐ) có lợi cho người chịu thuế.

Những phán quyết mẫu mực về tranh chấp thuế TNCN của tòa án các nước phát triển thường được trao đổi, nghiên cứu để áp dụng vào thực tế mỗi nước. Xin giới thiệu một phán quyết quan trọng mới đây của Tòa án tài chính bang Saarland CHLB Đức.

Đọc tiếp »

Một số giám đốc ngân hàng Mỹ đã cảnh báo rằng Washington đang buộc họ hướng tới một lựa chọn thảm họa: chấp nhận những giới hạn đối với các khoản tiền thưởng hoặc trả lại hàng tỷ đôla tiền cứu trợ của liên bang mà họ đã nhận.

Lựa chọn thứ nhất có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của các ngân hàng với các đối thủ trong khi lựa chọn thứ hai có thể cản trở hoạt động cho vay tiền và gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.

Những lập luận trái ngược

“Tất cả chúng ta sẽ mất mát do việc này”, giám đốc của một ngân hàng lớn đã nhận tiền cứu trợ của liên bang nói. Ông và các giám đốc khác đã rất sốc trước sự tiến triển nhanh của dự luật đánh thuế tiền thưởng. Theo họ, dự luật này có thể buộc các ngân hàng cắt giảm lớn đối với tiền lương của hàng nghìn nhân viên và phó mặc ngành ngân hàng cho một quốc hội đang sôi lên vì giận.

Đọc tiếp »

THS. ĐẶNG THỊ HOÀNG LIÊN

Kiểm toán các công trình công cộng là một loại hình kiểm toán do Uỷ ban Kiểm toán Nhật Bản tiến hành. Tương tự như kiểm toán các chương trình khác của Chính phủ, kiểm toán các công trình công cộng alf hoạt động kiểm toán tính tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực của các công trình do các tổ chức đơn vị thuộc chính phủ thực hiện. Theo một cách tiếp cận khác, kiểm toán các công trình công cộng là loại hình kiểm toán nhằm kiểm tra tính hợp lý của một dự án trong từng giaii đoạn trên giác độ quan tâm tới khía cạnh tiến bộ của dự án. Kiểm toán các công trình công cộng là phương pháp kiểm toán một dự án bao gồm từ khâu lập kế hoạch dự án, thiết kế công trình, ước tính kinh phí dự án, đấu thầu, ký hợp đồng, xây dựng, kiểm tra và quyết toán côn gtrình đã hoàn thành. Khi một dự án có quy mô lớn và được thực hiện thông qua hai hoặc nhiều hợp đồng xây dựng thì phương pháp này được áp dụng cho từng hợp đồng và áp dụng các ý tưởng cơ bản cho toàn bộ dự án.

Bài viết này giới thiệu các nội dung mà Uỷ ban Kiểm toán Nhật Bản tiến hành khi kiểm toán các công trình công trình công cộng theo cách tiếp cận giai đoạn

Đọc tiếp »

TS. PHẠM THỊ GIANG THU – ĐH LUẬT HÀ NỘI

Từ cuối những năm 1990, việc sử dụng những kiến thức pháp luật nước ngoài phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy hệ thống pháp luật Việt Nam đã trở thành phổ biến. Rất nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ khác nhau đã sử dụng pháp luật nước ngoài làm nguồn tài liệu tham khảo quan trọng (luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành luật), các tài liệu được sử dụng một cách chính thức (giáo trình) và nóstudy-abroad là một phần quan trọng trong nội dung giảng dạy cho các đối tượng học của giáo viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Rõ ràng không thể phủ nhận vị trí của việc nghiên cứu, sử dụng kiến thức pháp luật nước ngoài trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, cũng còn có một vài tranh luận liên quan đến việc sử dụng pháp luật nước ngoài như thế nào, đến đâu để đảm bảo tính hợp lý và hữu ích của từng vấn đề nghiên cứu, đặc biệt đối với lĩnh vực luật chuyên ngành. Là cán bộ nghiên cứu nhưng không chuyên sâu lĩnh vực luật so sánh, chúng tôi nhận thấy cần phải đề ra những yêu cầu, tiêu chí cụ thể trong việc so sánh pháp luật trong nội dung chuyên môn của mình, đảm bảo hiệu quả của nội dung nghiên cứu. Đây cũng đồng thời là mong muốn cá nhân trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp với mục đích tìm kiếm những tiêu chí chung trong nghiên cứu và giảng dạy. Với những lý do đó, chúng tôi xin được trao đổi một số ý kiến cá nhân về vấn đề này. Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 316 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.