You are currently browsing the category archive for the ‘Phuong phap nghien cuu Luat hoc’ category.

Lê Nguyên Long dịch từ whitehouse.gov

Xin chào các bạn. Thật tuyệt vời khi tôi được ở đây với các bạn! Hôm nay là ngày chào đón tất cả các bạn và toàn bộ học sinh Mĩ trở lại trường – và tôi không thể nghĩ tới một nơi nào tốt hơn ngôi trường Masterman để làm điều đó. Masterman là một trong những ngôi trường tốt nhất ở Philadelphia – một ngôi trường hàng đầu trong việc giúp học sinh thành công trong học tập.

Và chỉ mới tuần trước, Masterman đã được ghi danh trong bảng xếp hạng quốc gia Blue Ribbon; đó là phần thưởng ghi nhận thành tựu của các bạn [The National Blue Ribbon Schools Program là một chương trình của chính phủ Mĩ được xây dựng nhằm tôn vinh các trường trung học. Giải thưởng Blue Ribbon được xem là giải thưởng cao quý nhất mà một trường Trung học Mĩ có thể đạt được – chú thích của người dịch]. Đó là một sự ghi nhận dành cho mọi người ở đây – các bạn học sinh, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo nhà trường. Và đó là một ví dụ tiêu biểu về thành tích mà tôi hi vọng các cộng đồng trên toàn nước Mĩ sẽ thừa nhận.

Trong vài tuần qua, Michelle và tôi đã giúp hai con của chúng tôi, Sasha và Malia sẵn sàng bước vào năm học. Và tôi nghĩ rằng rất nhiều trong số các bạn đang có cùng cảm giác mà các con tôi đang có. Các bạn có chút buồn khi thấy kì hè đã trôi qua, nhưng các bạn cũng rất hào hứng về những điều sẽ đến trong một năm học mới. Những điều sẽ đến với việc xây dựng những tình bạn mới và củng cố những tình bạn cũ, với việc tham gia câu lạc bộ của nhà trường, nỗ lực cho một đội nhóm nào đó. Những điều sẽ đến với việc trở thành một học sinh giỏi hơn, một người tốt hơn, và đem lại niềm tự hào cho gia đình các bạn.

Nhưng tôi biết một số các bạn có thể cũng căng thẳng khi bắt đầu một năm học mới. Có thể các bạn đang chuyển cấp từ trường tiểu học lên trường trung học cơ sở, hoặc từ trường trung học cơ sở lên trường trung học phổ thông, và lo lắng rằng điều gì sẽ đến với mình đây, lo lắng về nơi mình sẽ đến học và liệu rằng mình có đủ sức để tiếp tục hay không.

Và vượt lên trên tất cả những mối bận tâm này, tôi biết nhiều bạn trong số chúng ta cũng đang cảm thấy sự căng thẳng của những thời đoạn khó khăn này. Các bạn biết điều gì đang diễn ra qua những bản tin và từ cuộc sống của chính gia đình các bạn. Các bạn đọc tin tức về cuộc chiến ở Afghanistan. Các bạn nghe về việc chúng ta rút quân [khỏi Iraq]. Các bạn thấy điều đó trên gương mặt của cha mẹ mình và cảm nhận được nó qua giọng nói của họ.

Đọc tiếp »

THS.TRẦN VŨ HẢI

Việc đào tạo theo tín chỉ là một đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam. Trong lĩnh vực đào tạo luật, việc đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi người học có trách nhiệm hơn với việc học thông qua việc tự nghiên cứu theo những yêu cầu nhận thức của môn học. Để tăng cường chất lượng đào tạo theo tín chỉ, người viết cho rằng, ngoài việc chuẩn hóa và công khai các mục tiêu nhận thức, yêu cầu của môn học, cũng như lịch trình chi tiết, các môn học pháp luật cần phải có bộ tình huống pháp luật chuẩn để giảng dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường luật.

1. Sự cần thiết phải xây dựng bộ tình huống chuẩn của các môn học pháp luật

Cả giảng viên và người học đều hiểu rằng, “học đi đôi với hành”, tức là việc học tập phải gắn với thực hành. Lênin nói, thực tiễn kiểm nghiệm sự đúng đắn của chân lý, điều đó cho thấy vai trò lớn lao của thực tiễn trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đối với môi trường đào tạo luật, có nhiều cách để người học tiếp xúc với thực tiễn như việc diễn án, thực tập tại các cơ sở hành nghề luật, tham quan, nghiên cứu các tình huống, v.v.. Trong các phương thức đó, việc học tập thông qua các tình huống được đánh giá là một phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả, được áp dụng phổ biến tại các trường luật trên thế giới từ cuối thế kỷ 19, đặc biệt là các trường luật ở các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ, nơi mà việc đào tạo luật được xem là rất khắt khe và hiệu quả.[1]ikblc-group-study-15

Ở các trường luật tại Việt Nam, nếu muốn cải tiến chất lượng giảng dạy và học tập, cần thiết phải xây dựng bộ tình huống chuẩn cho các môn học pháp luật vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, để đưa những kiến thức đã học được ứng dụng vào giải quyết các đòi hỏi của thực tiễn, từ đó rèn luyện kỹ năng làm việc cho người học.

Từ lâu, có nhiều ý kiến cho rằng ngành luật cũng như các ngành khoa học xã hội khác nói chung đều xa rời thực tiễn, tức là những kiến thức mà người học được đào tạo đã không được ứng dụng nhiều hoặc ứng dụng hiệu quả trên thực tế. Hậu quả này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân khá rõ là người học dường như rất ít được tiếp xúc với các tình huống thực tiễn, trực tiếp giải quyết chúng và qua đó, rèn luyện những kỹ năng của mình. Ngay cả đối với những kiến thức quan trọng và có tính ứng dụng cao, thì đối với người học, giữa kiến thức và kỹ năng cũng có một khoảng cách đáng kể. Khoảng cách này chỉ có thể được lấp đầy nếu như người học được rèn luyện thông qua các tình huống chuẩn do giảng viên đưa ra. Những câu hỏi mà người học thường phải đặt ra khi giải quyết tình huống như: liệu vấn đề này pháp luật có quy định không, quy định ở đâu; ai đúng, ai sai và vì sao; có cách nào khác được pháp luật chấp nhận không, v.v.. Thông qua đó, người học trau dồi khả năng lập luận, xử lý dữ kiện, áp dụng quy phạm pháp luật, đưa ra phương án giải quyết vấn đề được đặt ra.

Đọc tiếp »

TS. TÔ VĂN HÒA

Trường Đại học Luật Hà Nội

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cách tương đối toàn diện trong đào tạo đại học. Một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách là nhu cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy[1] hiện đại và phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học. Đào tạo luật học cũng không nằm ngoài quá trình này. Một trong những hướng đi mà các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam đang lựa chọn là tiến hành áp dụng phương pháp “tình huống” và sử dụng tình huống trong chương trình giảng dạy của mình. Đây được xem là phương pháp ưu việt và được áp dụng từ khá lâu đời ở các nước phát triển trên thế giới; song đó cũng là phương pháp khá mới đối với Việt Nam. Mặc dù vậy phương pháp này đang được kỳ vọng sẽ đem đến một luồng gió mới cho mối quan hệ dạy – học giữa giảng viên và sinh viên trong đào tạo luật học, qua đó làm cho sinh viên luật của Việt Nam hăng say, chủ động và sáng tạo hơn trong việc học luật cũng như được bồi dưỡng những kỹ năng phù hợp để có thể làm việc hiểu quả ngay sau khi ra trường.08915-kte3

Cũng cần thấy rằng mằc dù tính ưu việt và tiên tiến của phương pháp “tình huống” đã được công nhận rộng rãi trên thế giới, phương pháp này luôn có những đặc thù khác nhau khi được áp dụng ở những nước có hệ thống pháp luật khác nhau. Hơn nữa phương pháp này có nguồn gốc từ Mỹ và các nước thuộc Hệ thống thông luật (common law). Những nước đó cũng là nơi phương pháp “tình huống” được coi là có đặc trưng rõ nét nhất và thể hiện hiệu quả cao nhất. Trong khi đó Việt Nam lại là một nước có truyền thống pháp luật thành văn với nhiều nét tương phản với hệ thống thông luật về nền tảng văn hóa pháp lý và hệ thống đào tạo luật học. Chính vì vậy, để phương pháp tình huống phát huy hiệu quả khi áp dụng vào Việt Nam, cần có sự nghiên cứu toàn diện về đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và cách thức áp dụng phương pháp này trong các môi trường đào tạo luật học khác nhau. Các đặc thù của đào tạo luật học ở Việt Nam cũng cần được nghiên cứu để trên cơ sở đó xác định được cách thức áp dụng phương pháp “tình huống” thích hợp nhất. Đặc biệt, điều quan trọng là không nên nghiên cứu về phương pháp “tình huống” một cách tách biệt mà nên đặt nó trong tổng thể mối quan hệ với các phương pháp đào tạo khác đang được sử dụng trong đào tạo luật học trên thế giới và ở Việt Nam.

Với quan điểm như vậy, bài viết này nghiên cứu về phương pháp tình huống cũng như các phương pháp giảng dạy khác trong đào tạo luật học hiện đại nhằm đề xuất một phương pháp “tình huống” phù hợp, trong bối cảnh đó chia sẻ những kinh nghiệm áp dụng có hiệu quả cách sử dụng tình huống và phương pháp tình huống trong điều kiện của Việt Nam. Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy luật học sẽ được kết hợp phân tích trong bối cảnh các phương pháp tương ứng.

Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu được chia làm bốn phần lớn.

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 316 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.