You are currently browsing the category archive for the ‘Kinh te – Tai chinh’ category.

ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1. Đặt vấn đề

Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và người gửi tiền là một trong các mục tiêu chính của các quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển an toàn, thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung.

Trên thực tế, không có mô hình tối ưu vì sự phù hợp trong lựa chọn mô hình của từng nước phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, thể chế chính trị và đặc trưng của nền kinh tế nước đó. Tuy nhiên, dù áp dụng mô hình giám sát tài chính nào, các nước cũng đều cần xem xét đảm bảo đạt được ba mục tiêu với nguồn lực hiện có và chi phí tối ưu, đó là: (i) Đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của toàn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế; (ii) Đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của các thể chế tài chính; (iii) Đảm bảo đạo đức kinh doanh thị trường tài chính và bảo vệ người tham gia thị trường1.

2. Các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và điều kiện áp dụng

Hiện nay, trên thế giới tồn tại 04 mô hình giám sát tài chính được phân chia theo đối tượng giám sát/lĩnh vực giám sát, bao gồm: (i) Mô hình giám sát thể chế; (ii) Mô hình giám sát chức năng; (iii) Mô hình giám sát lưỡng đỉnh; (iv) Mô hình giám sát hợp nhất.

Đọc tiếp »

PGS,TS. NGUYỄN TRỌNG TÀI

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Chính sách tiền tệ (CSTT) truyền thống được các ngân hàng trung ương (NHTW) áp dụng trong những năm qua và phát huy các tác động tích cực trong việc ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính đã lún sâu vào khủng hoảng, CSTT bị suy giảm hiệu lực, đòi hỏi NHTW cần phải đưa ra các công cụ khác để tác động lên thị trường tài chính và các công cụ chính sách này được gọi tên là các công cụ CSTT phi truyền thống.

Bài viết này tập trung đề cập việc sử dụng CSTT phi truyền thống tại một số nước, đồng thời, trên cơ sở đề cập khái quát tình hình áp dụng CSTT phi truyền thống tại Việt Nam những năm qua sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.

1. Khái quát CSTT phi truyền thống

Ngày nay, NHTW chủ yếu thực thi CSTT bằng cách đặt ra một mục tiêu cho lãi suất (LS) qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và điều chỉnh lượng cung tiền của NHTW hướng tới mục tiêu đó thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Để giảm thiểu tối đa rủi ro trên bảng cân đối của NHTW, tất cả các nghiệp vụ cung cấp thanh khoản đều được diễn ra dưới hình thức các giao dịch đối ứng trên cơ sở các tài sản thế chấp đủ tiêu chuẩn. Nói cách khác, trong điều kiện bình thường, NHTW không có quan hệ cho vay trực tiếp với Chính phủ và khu vực tư nhân. Cụ thể, NHTW không tiến hành việc mua đứt trái phiếu Chính phủ hay nợ doanh nghiệp (DN) và các công cụ nợ khác. Bằng cách điều chỉnh mức LS chính sách, NHTW có khả năng kiểm soát khả năng thanh khoản trên thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả. Qua đó, đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là bình ổn giá cả trong trung và dài hạn. Biện pháp này giúp NHTW có thể đưa ra CSTT mở rộng phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế áp lực lạm phát trong thời kì bùng nổ kinh tế và đảm bảo ổn định chức năng của thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, trong một số thời kỳ, CSTT truyền thống không thực sự có hiệu quả mặc dù NHTW vẫn nỗ lực nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Đọc tiếp »

MATTHIEU MONTALBAN, Đại học Bordeaux
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Những thực tiễn liên quan đến Bitcoin và blockchain (chuỗi khối hay công nghệ chuỗi khối) đang bắt đầu lan rộng. Đối với một số người, đó chỉ là một vật dụng mới lạ, hoặc là một trò bịp, đối với một số người khác đó là một cuộc cách mạng thực sự có thể làm biến đổi hệ thống tiền tệ và tài chính, hoặc thậm chí cả hệ thống kinh tế, một cách lâu dài. Trong bài viết này, chúng tôi điểm qua nguồn gốc, những tiềm năng và rủi ro liên quan đến các loại tiền kỹ thuật số và blockchain. Bài viết này sẽ tập trung vào các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Sau khi giới thiệu nền tảng triết học của các loại tiền kỹ thuật số, chúng tôi sẽ xem xét những nguyên nhân và lợi thế giải thích sự phát triển của Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Sau đó chúng tôi sẽ thảo luận về những hạn chế của chúng và những phê phán có thể có.

Nền tảng triết học của các loại tiền kỹ thuật số

Bitcoin là sản phẩm của một dự án chính trị và blockchain là công nghệ đã làm cho dự án này trở nên khả thi. Ít nhất là từ cuối những năm 1970 và từ bài viết của Friedrich Hayek về dự án phi quốc gia hóa tiền tệ[1] , thì một trong những điều ám ảnh của những người theo chủ nghĩa tự do triệt để (một tên gọi khác của những người theo chủ nghĩa tư bản vô chính phủ hoặc chủ nghĩa tự do cực đoan) là giải phóng việc tạo sinh tiền tệ khỏi ảnh hưởng của ngân hàng trung ương và Nhà nước. Theo họ, ảnh hưởng này chịu trách nhiệm về tình hình lạm phát và về những rủi ro quá mức của ngân hàng. Các nhà tự do cực đoan đã nảy sinh nhiều dự án trong đầu, được trường phái Áo truyền cảm hứng, như dự án free banking (các ngân hàng tư nhân cạnh tranh với nhau trong việc phát hành chính đồng tiền riêng của mình, mà không cần đến ngân hàng trung ương với vai trò người cho vay cuối cùng), sự quay trở lại với vàng, tiền tệ 100% (cấm các ngân hàng cho vay vượt mức tiền được kí gởi, một hệ thống được những người tự do cực đoan gọi là hệ thống tiền dự trữ theo tỷ lệ).

Đọc tiếp »

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[Tài liệu công bố tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên, 2017]

Năm 2017 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng trong nỗ lực tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp của Chính phủ. Quyết tâm xây dựng một Chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính, phục vụ phát triển đang được định hình rõ nét từ chính sách ban hành cho đến các hành động cụ thể. Nhiều nghị quyết quan trọng được ban hành thời gian qua như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35. Năm 2017 được xác định là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên quan tâm tới công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh, giảm thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp… Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.

Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã dần lan tỏa xuống các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp. Các diễn đàn, hội nghị đối thoại với doanh nghiệp đã được tổ chức thường xuyên, liên tục ở các cấp, các ngành trong năm 2017. Nhiều vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đã được lắng nghe, được các cơ quan nhà nước tháo gỡ với thái độ cầu thị. Nhiều bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ… đã chủ động rà soát, có nhiều kế hoạch cải cách điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh.

Nhìn chung, những nỗ lực trên đang tạo thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới, trở lại hoạt động cũng như số vốn đưa vào đầu tư kinh doanh đều tăng mạnh mẽ. Trong 11 tháng đầu năm 2017, cả nước có 116.045 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.131.819 tỷ đồng, tăng 14,1% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, trong 11 tháng đầu năm 2017 có 24.349 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 140,4 nghìn doanh nghiệp.[1]

Các tổ chức quốc tế cũng đã ghi nhận những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh này của Việt Nam. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng 55 (trên tổng số 137 nền kinh tế), tăng 5 bậc so với năm trước đó và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây. Việt Nam tăng bậc mạnh mẽ, đến 14 bậc, trong Chỉ số Kinh doanh 2018 (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới, lên vị trí 68/190 nền kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 11 tháng đầu năm 2017, đã có 10.814 doanh nghiệp giải thể và 55.664 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lần lượt tăng 3,3% và 3% so với cùng kỳ năm trước.[2] Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, những gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn đang là một trở ngại lớn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 (PCI) VCCI công bố vào tháng 3 năm 2017 thì 35% doanh nghiệp đang dành trên 10% quỹ thời gian để thực hiện thủ tục hành chính. Cũng theo kết quả khảo sát này, cứ 4 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất của họ là thủ tục hành chính phiền hà.

Để tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, trong năm 2017 vừa qua đã chủ động xây dựng các kiến nghị cụ thể để kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành. VCCI cho rằng cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính, trước hết tập trung cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hoá thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Bản tổng hợp dưới đây sẽ tóm tắt các nhóm kiến nghị chính của VCCI thực hiện trong năm 2017[3] tập trung vào ba chủ đề trên.

Đọc tiếp »

TS. ĐỖ HOÀI LINH VÀ ThS. KHÚC THẾ ANH

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thương mại điện tử là một xu hướng tất yếu với các doanh nghiệp, trong đó có ngành Ngân hàng. Để tiếp cận và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, các công cụ marketing cần phải thay đổi để tạo được tương tác tốt nhất. Digtital marketing – một xu hướng phát triển mới trong ngành Ngân hàng thế giới, những kinh nghiệm và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ được nghiên cứu trong bài viết.

1. Giới thiệu

Sự phát triển công nghệ thông tin với xu hướng bùng nổ của mạng xã hội trong đời sống dẫn đến các hoạt động marketing phải thay đổi theo hướng thích nghi với cuộc sống của một bộ phận dân cư, nhất là thế hệ đang trong giai đoạn trưởng thành thế hệ Y (Young generation – được sinh trong giai đoạn 1977 – 1994) và thế hệ trẻ (Z generation được sinh ra từ những năm 1995 trở đi); Phạm Hồng Hoa (2013) cho rằng, tiếp cận khách hàng qua các kênh trực tuyến như điện thoại di động, email, mạng xã hội… đang dần trở thành xu hướng phổ biến. Từ gần 10 năm trở lại đây, các giao dịch thông qua hệ thống máy tính điện tử trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng được đẩy mạnh, giúp ngân hàng và khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí giao dịch kết hợp với lộ trình mở cửa nền kinh tế, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Những áp lực mà các ngân hàng trong nước phải đối mặt là việc quảng bá hình ảnh đến khách hàng cũng như lựa chọn thị trường mục tiêu đang dần bị lép vế trước những ngân hàng quốc tế như HSBC, CitiBank, ANZ… Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là các ngân hàng trong nước chưa chú trọng phát triển digital marketing – một trong những phương pháp tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua những tiến bộ của công nghệ thông tin.

Khái niệm digital marketing và digital marketing trong lĩnh vực ngân hàng, xu hướng phát triển chung của tiếp thị số, từ đó bài viết đưa ra một số hàm ý đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

2. Tổng quan nghiên cứu về digital marketing trong ngân hàng

2.1. Khái quát về digital marketing

Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN VĂN THỌ – ThS. NGUYỄN NGỌC LINH

I- Tổng quan về Basel II và thực trạng triển khai tại Việt Nam

1. Tổng quan về Basel II

Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành Ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng 6 năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành.

– Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.

– Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

2. Thực trạng triển khai tại Việt Nam

Đọc tiếp »

ThS. CHU THỊ THU THUỶ

Thực tế trên thị trường chứng khoán cho thấy, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và thông tin kế toán có tác động tích cực đến giá chứng khoán của các công ty cổ phần niêm yết. Qua việc sử dụng số liệu của 712 công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và thông tin kế toán có tác động tích cực đến giá chứng khoán của các công ty này. Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định ý nghĩa đúng đắn của việc nới “room” cho nhà đầu tư ngoại mới đây của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Kinh nghiệm quốc tế

Ảnh hưởng của thông tin kế toán đối với giá cổ phiếu

Trong những năm qua, trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán (TTCK). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, giá trị của thông tin kế toán đối với giá cổ phiếu rất quan trọng và ngày càng có xu hướng tác động mạnh hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế nói chung và hệ thống chuẩn mực kế toán của các quốc gia nói riêng ngày càng được cải tiến và thống nhất với nhau làm cho thông tin kế toán ngày càng minh bạch, đáng tin cậy và dễ tiếp cận hơn.

Ngoài ra, thông tin kế toán cũng giúp các nhà đầu tư (NĐT) đánh giá tình hình tài chính, dự đoán dòng tiền, dòng lợi nhuận trong tương lai mà các công ty niêm yết trên TTCK đem lại chính xác hơn. Trên cơ cở đó, các NĐT đưa ra quyết định đúng đắn về việc mua hay bán cổ phiếu đang nắm giữ, vì vậy tác động trực tiếp đến cung – cầu về cổ phiếu, dẫn đến sự thay đổi trong giá của cổ phiếu trên thị trường. Những nghiên cứu chứng minh cho quan điểm này có thể kể đến như nghiên cứu của Collins, Maydew và Weiss (1997), Barth, Beaver và Landsman (1998), Keener (2011)…

Đọc tiếp »

TS. LÊ XUÂN SANG

PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM

1. Thông lệ trên thế giới trong việc Chính phủ vay Ngân hàng Trung ương khi gặp khó khăn về ngân sách

Trên thế giới, việc Ngân hàng Trung ương (NHTW) cho Chính phủ vay để giải quyết những khó khăn về tài khóa được quy định theo các điều khoản pháp lý khác nhau. Khảo sát toàn cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại 152 nước theo các trình độ phát triển, vị trí địa lý và chế độ tỷ giá khác nhau cho thấy kết quả như sau: có tới 51/152 nước được khảo sát cấm NHTW cho Chính phủ vay; 41/152 (27%) nước được phép cho Chính phủ vay và 57/152 (37,5%) cho Chính phủ ứng trước, nói cách khác, có 98 nước hay gần 2/3 số nước được khảo sát được phép cho Chính phủ vay dài hạn và ứng trước (vay ngắn hạn); còn lại chỉ có 3 quốc gia là không có điều khoản pháp lý quy định về vấn đề này.

Dưới đây chi tiết hóa các quy định cụ thể.

Đọc tiếp »

(TBKTSG Online) – “Lãi suất và thị trường là hai mấu chốt đang có vấn đề thực sự mà doanh nghiệp cần chú ý từ nay đến cuối năm và có thể cả năm sau”, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn TBKTSG.

Ông nói: “Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) làm tôi lo ngại. Họ không còn nói kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hoặc phục hồi chậm như trước, mà dùng từ suy giảm dài hạn”.

TBKTSG: Có phải ý ông muốn đề cập đến giá hàng hóa cơ bản trên thị trường quốc tế vẫn đang đi xuống không?

– Ông Lê Xuân Nghĩa: Đúng vậy. Trên thị trường quốc tế sáu tháng đầu năm giá hàng hóa cơ bản giảm 6%, nhất là nông sản. Doanh nghiệp Việt Nam cách đây hai năm đầu tư nhiều để chuẩn bị đón đầu các hiệp định thương mại tự do. Họ đầu tư công nghệ theo kiểu nửa hiện đại, nửa cổ điển. Thí dụ máy xén giấy, họ mua dao cắt, phần điều khiển của Mỹ, của châu Âu, phần còn lại họ mua của Trung Quốc vì rẻ. Đó là cách đầu tư “liệu cơm gắp mắm” của người Việt, cũng tốt. Nhưng đáng lo là tất cả những khoản đầu tư đó đều hướng đến xuất khẩu. Nếu năm nay là đáy của giá hàng hóa, thì năm sau giá có thể lên. Tuy nhiên theo dự báo của IMF, năm nay có thể chưa là đáy, năm sau giá vẫn nằm ngang như thế, thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu.

Đọc tiếp »

  • ThS. TRẦN VĂN HÙNG

Bằng việc sử dụng mô hình VAR phân tích dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn 2002-2014, bài viết phân tích tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam trước và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ truyền dẫn tỷ giá trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO lớn hơn và nhanh hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO.

Chủ đề về truyền dẫn tỷ giá luôn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu bởi vì tầm quan trọng của chúng ta trong quá trình ổn định và phát triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO. Điển hình như: Võ Văn Minh (2009) nghiên cứu trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO và nhận thấy, mức độ truyền dẫn tỷ giá lên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 0,21 sau 10 tháng nhưng tính chung trong 12 tháng đầu chỉ đạt mức 0,08. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2013) lại sử dụng dữ liệu hàng quý 2001-2011 và nhận thấy, mức độ truyền dẫn tỷ giá vào CPI xấp xỉ khoảng 0,5 mặc dù độ vững mạnh chưa cao do số lượng quan sát ít. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với Nguyễn Kim Nam, Trương Ngọc Hảo, Nguyễn Thị Hằng Nga (2014), và Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) khi cho rằng, lạm phát trở nên nhạy cảm hơn với tỷ giá trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO.

Phương pháp nghiên cứu

Đọc tiếp »

ĐINH HOÀNG THẮNG

(TBKTSG Online, 25/3/2015)

Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng và lãnh đạo có số vốn khởi động là 50 tỉ, sẽ tăng lên 100 tỉ đô la. Mỹ từ đầu đã coi AIIB như một biểu tượng trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung nhưng cho đến nay, các đồng minh chí cốt của Mỹ đều tham gia Ngân hàng do Trung Quốc đề xuất.

Ngày 24-3 này vừa đúng năm tháng Trung Quốc đưa sáng kiến thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB: Asian Infrastructure Investment Bank). Ngay từ đầu, 21 quốc gia ở khu vực, trong đó có Việt Nam, đã hưởng ứng. 21 bộ trưởng tài chính đã ký kết MU (Memorandum Undestanding) để thành lập một ngân hàng rõ ràng làm đối trọng lại 3 ngân hàng lớn hiện nay của Mỹ và Nhật là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Đọc tiếp »

Thuế và hàng hóa công

Trong đời có hai thứ mà bạn không thể tránh: chết và thuế. Có những người cho rằng thuế còn tệ hơn chết. Tại sao chúng ta phải đóng thuế? Một chánh án của tòa án tối cao Mỹ đã nói: "Thuế là cái giá ta phải trả cho một xã hội văn minh".

Nhà nước cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ như quốc phòng, cầu đường, công viên. Đây là những hàng hóa "công", nghĩa là nhiều người có thể sử dụng chúng cùng một lúc. Một trái táo là một hàng hóa tư, vì nếu tôi mua và ăn trái táo này thì bạn không thể ăn nó nữa. Nhưng nếu tôi đi dạo trong công viên thì việc đó không hề cản trở bạn "sử dụng" công viên.

Thị trường tư nhân thường không cung cấp những hàng hóa mang bản chất công cộng, vì khó có thể bắt mọi người phải trả tiền khi sử dụng hàng hóa này. Hoặc trong trường hợp một công viên, người ta tin rằng theo lẽ công bằng thì mọi người đều được tự do sử dụng công viên. Tôi sẽ không muốn sản xuất một mặt hàng khi không thể ngăn cản những người sử dụng không trả tiền. Nhưng những hàng hóa công này là quan trọng đối với quốc phòng và chất lượng sống, vì thế nhà nước phải vào cuộc và trả tiền cho việc tạo ra chúng, tài trợ cho những dự án này bằng nguồn thu từ thuế.

Tương tự, loại hàng hóa như giáo dục tiểu học và y tế cơ bản mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, không chỉ riêng những ai "tiêu dùng" chúng. Người được giáo dục và khỏe mạnh có năng suất cao hơn, nên việc cung cấp hàng hóa này có lợi cho tất cả chúng ta. Các nhà kinh tế gọi đây là tác động "lan tỏa" vì việc sử dụng hàng mang lại lợï ích cho mọi người, không chỉ riêng cho người sử dụng trực tiếp. Do đó, tất cả chúng ta phải cùng chia sẻ trách nhiệm tài trợ để sản xuất đầy đủ những hàng hóa này. Nhà nước sử dụng tiền thuế để trả cho những mặt hàng này để tất cả chúng ta đều có lợi.

Trách nhiệm của người đóng thuế

LÊ HỒNG GIANG

Chỉ trừ New York và Philadelphia, giá dịch vụ UberX ở tất cả các thành phố lớn của Mỹ đều rẻ hơn giá taxi thông thường. Nếu tính cả phí thanh toán bằng thẻ tín dụng mà các công ty taxi có thể thu thêm và tiền thưởng cho tài xế thì Uber vẫn luôn rẻ hơn taxi. Ở Việt Nam mới chỉ có UberBlack (cao cấp hơn UberX) mà theo thông tin báo chí giá đã rẻ hơn taxi. Vậy tại sao giá dịch vụ Uber lại rẻ như vậy?

Hai lý do dễ thấy nhất là: (a) công nghệ Uber tốt hơn nên tiết kiệm chi phí vận hành, (b) Uber phá vỡ rào cản độc quyền của giới taxi thông thường (một phần nhờ vào (a)).

Tuy nhiên theo tôi còn hai lý do nữa mà ít người để ý.

Uber được trợ giá như thế nào?

Lý do thứ ba (c) là Uber được trợ giá theo kiểu ăn theo. Thay vì phải trang bị tổng đài và máy bộ đàm cho các xe, Uber tận dụng ngay hệ thống viễn thông di động cho hoạt động điều hành xe của mình. Điều này giống như Skype, Viber sử dụng hạ tầng Internet và viễn thông để cung câp dịch vụ điện thoại miễn phí. Như vậy Uber đã được các hãng viễn thông “cõng trên lưng" (piggyback), hay nói cách khác được "trợ giá" gián tiếp từ các hãng đó.

Nhưng dịch vụ viễn thông và smartphone chưa đủ. Điều tối quan trọng với Uber là hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nếu không có hệ thống này mô hình kinh doanh của Uber không thể hoạt động được, hoặc sẽ không hơn gì các hãng taxi truyền thống. Sử dụng GPS miễn phí cũng là một dạng được trợ giá, dù tất nhiên vẫn phải dựa vào lý do (a) bên trên.

Một hình thức trợ giá thứ ba rất tinh vi là từ các nhà đầu tư đã và sẽ đầu tư vào Uber. Vòng đầu tư gần đây nhất Uber được đánh giá 40 tỉ đô la Mỹ, tăng gấp đôi sau 6 tháng. Uber nhận được 1,2 tỉ đô la Mỹ cho vòng đầu tư này và tuyên bố sẽ sử dụng số tiền đó để mở rộng thị trường.

Như đã phân tích ở trên, Uber hầu như không cần đầu tư thêm gì cho công nghệ, phần mềm ứng dụng đã viết rồi, hệ thống viễn thông đã có các công ty viễn thông lo, GPS đã được chính phủ Mỹ đầu tư, cùng lắm khi mở rộng thị trường Uber chỉ phải mua thêm máy chủ và băng thông. Như vậy 1,2 tỉ đô la Mỹ đó chủ yếu chi cho tiếp thị (PR/marketing) và một số chi phí pháp lý.

Đọc tiếp »

TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR),

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bài viết này mong muốn đưa ra một cái nhìn khách quan về nền kinh tế Việt Nam, vì việc đánh giá thực tiễn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cả kinh nghiệm cho các nhà điều hành chính sách.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, khóa XIII, ngày 20/10/2014, trên nhiều diễn đàn đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi về thực trạng kinh tế Việt Nam và triển vọng cùng những nguy cơ trong trung hạn.

Có thể nói, vấn đề kinh tế căn bản của Việt Nam trong những năm gần đây xoay quanh hai vấn đề chính: duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và kiến tạo đà tăng trưởng kinh tế trong trung hạn.

Trong nhiều năm, cho tới tận trước 2011, mục tiêu tăng trưởng luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, dưới sự hậu thuẫn của các cấp lãnh đạo (Đảng, Quốc hội). Tuy nhiên, do cấu trúc của nền kinh tế dựa nhiều vào khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đầu tư công, mục tiêu này đã không thể đạt được, trái lại, hậu quả chỉ là bất ổn vĩ mô ngày càng lớn đi liền với suy giảm tăng trưởng.

Từ năm 2011, mục tiêu điều hành được xoay hướng sang ưu tiên ổn định vĩ mô ngày càng rõ ràng. Trong ngắn hạn, ổn định vĩ mô, với công cụ là thu hẹp đầu tư công, cải cách khu vực DNNN, và thận trọng trong cung ứng tiền tệ, thường đi liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Cụ thể, lạm phát đã liên tục giảm từ mức cao của năm 2011 xuống 6,8% vào năm 2012 và 6% năm 2013 và dự kiến năm nay, 2014, sẽ thấp hơn 5%. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế trong những năm này đều chỉ đạt khoảng 5%.

Nhận định chung cho thấy có thể đánh đổi một giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm lại để tái lập ổn định vĩ mô, đồng thời thực hiện cải cách cơ cấu để lấy lại đà tăng trưởng. Hai quá trình này cần thực hiện song song, để mục tiêu đạt được trong giai đoạn sau là có sự tăng trưởng cao hơn, tốc độ tăng trưởng được duy trì bền vững hơn, trong khi kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì liên tục. Vì vậy, việc đánh giá thành quả của việc bình ổn vĩ mô, chính là hiệu quả của việc cải cách cơ cấu nền kinh tế trong thời gian đó.

Đọc tiếp »

PHAN HUY CHÚ

Luattaichinh: Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú được xem là Bách khoa toàn thư thời kỳ trung đại ở Việt Nam. Những thông tin và lời bàn của ông cho thấy, nhà nước phong kiến Việt Nam cũng có những quan niệm khá hiện đại về thuế và quản lý thuế khá chặt chẽ, cùng thời điểm Châu Âu bắt đầu bình minh của khoa học kinh tế. Tuy nhiên, việc kỳ thị đối với hoạt động thương mại là một hạn chế lớn trong quản lý kinh tế thời kỳ này.

Sau đây là phần I của phần Quốc dụng chí (Quyển XXXI).

———————————————————

ĐÁNH THUẾ CHUYÊN LỢI

THUẾ CHUYÊN LỢI VỀ QUẾ

Lê Dụ Tông, năm Vĩnh thịnh thứ 11[1715], thả lệnh cấm về vỏ quế, cho nhân dân được thông hành buôn bán. Cho phép nhân dân được thông hành buôn bán. Cho phép các nơi có thổ sản được bóc nộp, cho người thuê bóc một nửa, nộp vào nhà nước một nửa. Người thuê bóc được 500 cân thì cho 50 quan tiền mà trưng mua số quế.

Năm Bảo – thái thứ 1 [1720], Nhân vương [Trịnh Cương] cùng với tể thần bấy giờ là bọn Nguyễn Công Kháng bàn rằng cây quế là sản vật của nhà nước mà lệ cũ cho nhân dân buôn bán riêng với nhau, mối lợi về bọn lái buôn, việc chi dùng của nhà nước không được lợi gì, bèn định thi hành phép thuế chuyên lợi về quế, sai quan trông nom công việc. Phàm có nhân dân buôn bán tự nguyện đi bóc quế thì phải làm tờ khai xin phép và cung tiến lễ mừng. Quan giám đương hầu chỉ cấp bằng cho làm quế hộ. Các quế hộ vào rừng lấy quế, trước hết phải đến quan trình bằng và nộp lễ mừng 10 quan tiền quý. Quan hỏi người ấy định đi lấy quế ở địa phương nào, rồi làm giấy cho phép điền rõ số đi lấy là bao nhiêu cân, lại sai người đi trước đến báo cho xã dân ấy biết, cho sao bản giấy phép giữ lấy làm bằng để tiện xét nghiệm, rồi quế hộ mới được đi lấy quế. Số quế lấy được bao nhiêu cân, lại báo cho xã dân ấy ghi chép làm bằng, đem đựng vào sọt, mỗi sọt nặng 100 cân, đem đến trình quan bản trấn cân lại đúng số rồi cấp cho bài chỉ rõ ràng. Khi đi đường qua các quan tuần y, cứ chiếu bài chỉ kiểm tra lại thấy đúng số thì cấp giấy cho đi. Khi đến kinh đô, đem bài chỉ của trấn quan và giấy của tuần ty trình quan giám đương chiếu số kiểm lại đúng rồi bổ thuế. Cứ mỗi 100 cân định giá là 100 quan tiền quý thì đánh thuế 5 phần 10, rồi cho quế hộ đem về cất giữ. Khi nào có thuyền buôn đến mua, thì làm tờ khải nộp quan giám đương đệ lên chúa xem và hầu chỉ, cho mua bao nhiêu cần thì tính theo thời giá chuẩn cho nộp thuế, cứ mỗi 100 cân quế định giá 100 quan tiền quý thì đánh 5 phần 10, tức 1 quan tiền quý thì nộp 5 tiền. Quế hộ đem số quế phần của mình cất giữ tính thuế mà bán ra. Khách buôn khi trở về thì trấn quan sai binh lính đưa ra khỏi địa hạt, cứ mỗi lần phải nộp lộ phí 10 quan tiền quý.

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 351 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.