You are currently browsing the category archive for the ‘Phap luat ve To chuc tin dung’ category.

ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1. Đặt vấn đề

Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và người gửi tiền là một trong các mục tiêu chính của các quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển an toàn, thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung.

Trên thực tế, không có mô hình tối ưu vì sự phù hợp trong lựa chọn mô hình của từng nước phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, thể chế chính trị và đặc trưng của nền kinh tế nước đó. Tuy nhiên, dù áp dụng mô hình giám sát tài chính nào, các nước cũng đều cần xem xét đảm bảo đạt được ba mục tiêu với nguồn lực hiện có và chi phí tối ưu, đó là: (i) Đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của toàn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế; (ii) Đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của các thể chế tài chính; (iii) Đảm bảo đạo đức kinh doanh thị trường tài chính và bảo vệ người tham gia thị trường1.

2. Các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và điều kiện áp dụng

Hiện nay, trên thế giới tồn tại 04 mô hình giám sát tài chính được phân chia theo đối tượng giám sát/lĩnh vực giám sát, bao gồm: (i) Mô hình giám sát thể chế; (ii) Mô hình giám sát chức năng; (iii) Mô hình giám sát lưỡng đỉnh; (iv) Mô hình giám sát hợp nhất.

Đọc tiếp »

PGS,TS. NGUYỄN TRỌNG TÀI

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Chính sách tiền tệ (CSTT) truyền thống được các ngân hàng trung ương (NHTW) áp dụng trong những năm qua và phát huy các tác động tích cực trong việc ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính đã lún sâu vào khủng hoảng, CSTT bị suy giảm hiệu lực, đòi hỏi NHTW cần phải đưa ra các công cụ khác để tác động lên thị trường tài chính và các công cụ chính sách này được gọi tên là các công cụ CSTT phi truyền thống.

Bài viết này tập trung đề cập việc sử dụng CSTT phi truyền thống tại một số nước, đồng thời, trên cơ sở đề cập khái quát tình hình áp dụng CSTT phi truyền thống tại Việt Nam những năm qua sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.

1. Khái quát CSTT phi truyền thống

Ngày nay, NHTW chủ yếu thực thi CSTT bằng cách đặt ra một mục tiêu cho lãi suất (LS) qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và điều chỉnh lượng cung tiền của NHTW hướng tới mục tiêu đó thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Để giảm thiểu tối đa rủi ro trên bảng cân đối của NHTW, tất cả các nghiệp vụ cung cấp thanh khoản đều được diễn ra dưới hình thức các giao dịch đối ứng trên cơ sở các tài sản thế chấp đủ tiêu chuẩn. Nói cách khác, trong điều kiện bình thường, NHTW không có quan hệ cho vay trực tiếp với Chính phủ và khu vực tư nhân. Cụ thể, NHTW không tiến hành việc mua đứt trái phiếu Chính phủ hay nợ doanh nghiệp (DN) và các công cụ nợ khác. Bằng cách điều chỉnh mức LS chính sách, NHTW có khả năng kiểm soát khả năng thanh khoản trên thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả. Qua đó, đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là bình ổn giá cả trong trung và dài hạn. Biện pháp này giúp NHTW có thể đưa ra CSTT mở rộng phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế áp lực lạm phát trong thời kì bùng nổ kinh tế và đảm bảo ổn định chức năng của thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, trong một số thời kỳ, CSTT truyền thống không thực sự có hiệu quả mặc dù NHTW vẫn nỗ lực nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN NGỌC YẾN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động… Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt bởi các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý, giám sát. Những quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và biện pháp hỗ trợ, bảo đảm thực thi những quy định này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật từ khá sớm và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.

1. Quy định của pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Có thể nói, những quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM là nhóm quy định thường xuyên được cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM có thể kể tới: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 25/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Những quy định tại các văn bản này mặc dù còn có những khoảng cách nhất định so với thông lệ quốc tế, song đã phần nào đáp ứng được yêu cầu giám sát, quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Một cách khái quát, pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN QUANG HƯƠNG TRÀ
   CỤC ĐĂNG KÝ QUỐC GIA GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, BỘ TƯ PHÁP

          Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 có nhiều nội dung đổi mới, trong đó có phần nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nhìn một cách tổng thể, nội dung phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiệm cận tốt hơn với thông lệ quốc tế và cơ bản giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm. Có thể nói, những tiếp cận mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có sự ảnh hưởng và tác động mang tính chất chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật và nhận thức pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm.
          1. Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận và thể hiện được một số giá trị cốt lõi của lý thuyết vật quyền khi điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong sự hài hòa hóa với lý thuyết trái quyền
          Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp cận biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dựa trên nền tảng của lý thuyết trái quyền. Thực tiễn cho thấy, cách tiếp cận quan hệ bảo đảm thuần túy theo lý thuyết trái quyền chưa thể giải quyết được triệt để những vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.
          Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì giao dịch bảo đảm (là giao dịch dân sự do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này)
[1]chính là căn cứ để bên nhận bảo đảm thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm (Điều 336, Điều 355, Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đây chính là yếu tố trái quyền của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cách tiếp cận này luận giải được căn cứ (cơ sở) để bên nhận bảo đảm có quyền và thực thi quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm đó chính là hợp đồng bảo đảm. Vì tài sản bảo đảm vốn dĩ không thuộc quyền sở hữu của bên nhận bảo đảm, do đó, việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm phải dựa trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm đã giao kết.[2]
          Tuy nhiên, điểm yếu của cách tiếp cận thuần túy trái quyền này là ở chỗ, quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm chỉ được thực hiện thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm đã giao kết. Hay nói cách, quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm được thực thi trong sự phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản). Bên nhận bảo đảm không có quyền “trực tiếp” mang tính chất “chi phối” và “ngay tức khắc” đối với tài sản bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết thì bên nhận bảo đảm chỉ có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Đọc tiếp »

HỒNG PHÚC

(TBKTSG) – Cam kết hội nhập tài chính-ngân hàng theo TPP sẽ theo nguyên tắc “chọn bỏ”, “chỉ tiến, không lùi”. Giới kinh doanh tài chính giờ không nói đến chuyện lớn hay nhỏ nữa, họ chỉ nói tới chuyện nhanh hay chậm mà thôi.

TPP nói gì?

Nhìn chung, nội dung cam kết về ngành ngân hàng tài chính trong TPP gồm các điểm chính: mở rộng cam kết về mở cửa thị trường, trong đó lưu ý các tổ chức tài chính trong 12 nước được cung cấp và nhận dịch vụ xuyên biên giới; tăng cường minh bạch hóa; bảo hộ đầu tư với cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng và có hiệu quả; không phân biệt quốc tịch nhân sự cấp cao; cho phép áp dụng các ngoại lệ và các quy định quản lý thận trọng; cam kết không chạy đua phá giá tiền tệ; thành lập Ủy ban Dịch vụ tài chính của khối TPP.

Diễn giải cụ thể hơn những điểm chính này, chúng tôi trao đổi với ông Cấn Văn Lực, chuyên gia nghiên cứu về ngân hàng. Ông cho biết, các quy định với ngành ngân hàng tài chính của WTO so với TPP về cơ bản không khác nhau nhiều, tuy nhiên yêu cầu của TPP buộc các tổ chức ngân hàng tài chính phải cởi mở hơn và có ba điểm nổi bật.

Thứ nhất, TPP cho phép 12 nước thành viên cung cấp các dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới trong nội khối, tức khai thác chung khách hàng. Cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở Mỹ hay ở bất kỳ ngân hàng nào trong 12 nước TPP mà ngân hàng đó không cần mở chi nhánh tại Việt Nam như trước. Trước đây WTO cho phép các ngân hàng mở chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại thị trường nước thành viên chứ chưa cho phép cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tiếp như TPP. Khi các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ từ xa sang thị trường nước khác qua mobile banking và internet banking và các công cụ khác, cạnh tranh chắc chắn sẽ khốc liệt hơn trên quy mô lớn.

Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN VĂN THỌ – ThS. NGUYỄN NGỌC LINH

I- Tổng quan về Basel II và thực trạng triển khai tại Việt Nam

1. Tổng quan về Basel II

Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành Ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng 6 năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành.

– Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.

– Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

2. Thực trạng triển khai tại Việt Nam

Đọc tiếp »

THS. NGUYỄN ĐỨC LONG

Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong những năm qua, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam phát triển khá mạnh, với sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là các công ty tài chính (CTTC). Dù còn ở mức khiêm tốn nhưng tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng và tỷ trọng tín dụng tiêu dùng so với tổng tín dụng đối với nền kinh tế tăng mạnh trong những năm qua. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, làm tăng khả năng tiếp cận tài chính, góp phần kích thích tiêu dùng từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo quy luật, khi kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng thì hoạt động đi vay để phục vụ tiêu dùng của người dân cũng tăng phù hợp với xu thế chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng dựa vào chi tiêu chính phủ và đầu tư sang dựa vào tiêu dùng tư nhân. Ở Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng có rất nhiều tiềm năng do kinh tế tăng trưởng tốt, dân số trẻ. Hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, đa dạng hóa hoạt động theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó, cho vay tiêu dùng trở thành một hoạt động cơ bản, trọng yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, do phát triển chưa lâu, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam thời gian qua bộc lộ một số vấn đề cần phải được điều chỉnh, khắc phục nhất là vấn đề lãi suất cho vay cao của một số CTTC.

Đọc tiếp »

NGUYỄN QUANG HIỀN

Ngân hàng là công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế, huy động vốn cho các dự án, là trung tâm thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ, nơi tập trung khối lượng tiền, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và các tài sản quý. Do đó, tội phạm luôn xác định ngân hàng là mục tiêu, điểm đến để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thống và cũng chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, việc nhận diện đúng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cũng như các tình tiết liên quan có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

1. Thực trạng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng

Tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam đang diễn ra rất phức tạp, với tính chất, quy mô, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng, bao gồm người Việt Nam và cả người nước ngoài, hoạt động trong quốc gia hoặc xuyên quốc gia với công nghệ cao. Người phạm tội thường che giấu hành vi phạm tội, tiêu huỷ chứng cứ, dùng nhiều thủ đoạn để đối phó với các cơ quan quản lý, cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời lợi dụng các mối quan hệ “phức tạp” để tác động, chạy tội, gây khó khăn cho hoạt động tiến hành tố tụng.

1.1. Phương thức, thủ đoạn phạm tội

Đọc tiếp »

PGS, TS. PHẠM THỊ GIANG THU  &ThS. NGUYỄN NGỌC YẾN

Vấn đề quản lý thị trường vàng đang thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, không chỉ ở góc độ bảo đảm ổn định nền kinh tế vĩ mô, bảo đảm nguồn dự trữ ngoại hối của nhà nước, bảo đảm cán cân thương mại quốc tế… mà nó còn liên quan đến việc bảo đảm quyền sở hữu một loại tài sản có giá trị được cất trữ trong dân cư. Do đó, thị trường vàng được quản lý một cách hiệu quả là yêu cầu bức thiết đặt ra cho Nhà nước, trong đó bước đầu tiên là phải xác định một cách chính xác cơ quan Nhà nước nào được giao trách nhiệm chính trong hoạt động quản lý thị trường đặc thù này. Ở Việt Nam hiện nay, quản lý thị trường vàng được giao cho Ngân hàng Nhà nước thống nhất thực hiện. Bài viết sẽ tập trung làm rõ những cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn cho Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường vàng, dựa vào đó đánh giá hiệu quả hoạt động này của Ngân hàng Nhà nước trong thực tế.

1. Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường vàng – trách nhiệm và sứ mệnh

Quản lý và kiểm soát thị trường vàng là vấn đề có tính lịch sử, bắt nguồn từ tư tưởng quản lý nền kinh tế theo chế độ bản vị vàng truyền thống, ngay cả khi các quốc gia sử dụng tiền giấy bất khả hoán. Để đảm bảo một cách tốt nhất cho giá trị nội tệ và tránh cú sốc kinh tế từ trong và ngoài nước, cũng như đảm bảo quyền lợi cho những chủ thể tham gia, quản lý, kiểm soát thị trường vàng là điều các quốc gia quan tâm. Tùy theo vai trò của vàng trong lãnh thổ mỗi quốc gia, vấn đề quản lý thị trường vàng sẽ được trao cho những cơ quan chuyên trách khác nhau thực hiện. Không quốc gia nào phủ nhận vai trò tiền tệ của vàng trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng cất trữ giá trị và chức năng tiền tệ quốc tế. Nếu đồng tiền khác nhau thường bị kiểm soát bởi quốc gia phát hành ra nó, giá trị chịu sự tác động trực tiếp bởi tăng trưởng hay suy thoái của kinh tế quốc gia, thì vàng là công cụ trao đổi, nhưng không chịu sự ảnh hưởng hay kiểm soát của bất kỳ nền kinh tế cụ thể nào. Mặt khác, vàng còn được coi là công cụ đầu tư, công cụ tích trữ có khả năng cao chống lại lạm phát và bất ổn xã hội, cũng như phương tiện dự trữ ngoại hối quan trọng của hầu hết các quốc gia. Do đó, các quốc gia đều coi chính sách và biện pháp quản lý thị trường vàng như một bộ phận cấu thành của chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Vì thế, vai trò quản lý quan trọng thuộc về Ngân hàng trung ương.

Đọc tiếp »

FATF là một tổ chức liên chính phủ, có chức năng đưa ra các tiêu chuẩn, xây dựng và phát triển các chính sách chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hiện tại FATF có 33 thành viên (gồm 31 quốc gia và chính phủ và 2 tổ chức quốc tế) cùng hơn 20 quan sát viên (có 5 cơ quan khu vực theo mô hình FATF và hơn 15 tổ chức hoặc cơ quan quốc tế khác). Danh sách các thành viên và quan sát viên được đăng tải trên website của FATF tại địa chỉ http://www.fatf-gafi.org/Members.en.htm
Các phương thức và kỹ thuật rửa tiền luôn thay đổi nhằm đối phó với các biện pháp đấu tranh chống rửa tiền. Trong những năm gần đây, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) đã lưu ý tới những kỹ thuật tổng hợp phức tạp, ví dụ như sử dụng ngày càng nhiều các pháp nhân để che giấu quyền sở hữu và kiểm soát thực sự đối với các khoản thu bất hợp pháp và việc sử dụng ngày càng tăng các chuyên gia nhằm tư vấn và hỗ trợ trong việc tẩy rửa các khoản tiền tội phạm. Những yếu tố này, kết hợp với những kinh nghiệm thu được trong quá trình xác định Các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác của FATF, cùng những sáng kiến cấp quốc gia và quốc tế khác, đã đưa FATF đến việc rà soát và sửa đổi 40 Khuyến nghị thành một khuôn khổ mới hoàn chỉnh trong việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hiện nay, FATF đang kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các bước cần thiết để các hệ thống chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của các quốc gia phù hợp với các Khuyến nghị mới của FATF và thực hiện có hiệu quả các biện pháp này.

Quá trình rà soát để sửa đổi 40 Khuyến nghị là một quá trình tổng hợp với sự tham gia rộng rãi của các quốc gia thành viên, không thành viên, các nước quan sát viên của FATF, các khu vực tài chính, các thành phần chịu ảnh hưởng khác và các bên quan tâm đến hoạt động tài chính. Quá trình tham vấn này đã cung cấp nguồn thông tin rộng lớn, được xem xét trong suốt quá trình sửa đổi các khuyến nghị nói trên.

40 Khuyến nghị sửa đổi hiện nay không những được áp dụng cho chống rửa tiền mà còn cho cả chống hoạt động tài trợ khủng bố, kết hợp với 8 Khuyến nghị đặc biệt chống tài trợ khủng bố đã hình thành nên một khuôn khổ các biện pháp chặt chẽ, hoàn chỉnh và thống nhất để chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. FATF nhận thấy sự khác biệt trong hệ thống pháp luật và tài chính giữa các quốc gia khiến họ không thể sử dụng các biện pháp giống nhau để đạt được mục đích chung, đặc biệt là trong các vấn đề cụ thể. Do đó, các khuyến nghị đã đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu cần đạt được trong quá trình tiến hành các hoạt động cụ thể của mỗi quốc gia tùy theo điều kiện và khuôn khổ pháp lý của họ. Các khuyến nghị bao gồm tất cả các biện pháp mà các quốc gia cần phải có trong khuôn khổ hệ thống pháp lý và tư pháp hình sự của mình; các biện pháp phòng ngừa do các định chế tài chính và một số tổ chức kinh doanh và nghề nghiệp khác tiến hành; và hợp tác quốc tế.

40 Khuyến nghị đầu tiên của FATF soạn thảo năm 1990 được coi như là một sáng kiến đấu tranh chống việc lợi dụng các hệ thống tài chính của các đối tượng tẩy rửa tiền do buôn bán ma túy mà có. Những khuyến nghị này được sửa đổi lần đầu vào năm 1996 để theo kịp các cách thức rửa tiền phát triển ngày càng tinh vi. 40 khuyến nghị sửa đổi năm 1996 đã được hơn 130 nước thông qua và trở thành chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền.

Tháng 10/2001, FATF đã mở rộng trách nhiệm giải quyết vấn đề tài trợ cho khủng bố và đã có bước đi quan trọng trong xây dựng 8 Khuyến nghị đặc biệt chống tài trợ khủng bố. Những khuyến nghị này bao gồm hàng loạt các biện pháp đấu tranh chống tài trợ cho hoạt động khủng bố, các tổ chức khủng bố, và bổ trợ cho 40 Khuyến nghị  40 Khuyến nghị  và 8  Khuyến nghị đặc biệt của FATF đã được Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới công nhận như là những chuẩn mực quốc tế để đấu tranh chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Một yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố chính là việc yêu cầu các hệ thống của một quốc gia phải được quản lý và đánh giá theo các chuẩn mực quốc tế này. Các cuộc đánh giá đa phương được thực hiện bởi FATF, các tổ chức khu vực kiểu FATF, cũng như các đánh giá do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) tiến hành, là cơ chế mang tính sống còn nhằm bảo đảm các khuyến nghị của FATF được tất cả các quốc gia thực hiện có hiệu quả.

Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN XUÂN BANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Phòng ngừa rủi ro là nội dung cơ bản đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) . Có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng biện pháp kinh tế, biện pháp công nghệ, biện pháp tâm lý – văn hóa, biện pháp chính sách – nghiệp vụ và biện pháp pháp luật. Trong các biện pháp đó, pháp luật được coi là biện pháp hiệu quả nhất. Bài viết bước đầu nêu ra một số vấn đề của của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, bao gồm: bản chất, vai trò và các yêu cầu của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM.

1.Bản chất của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…”. Trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động ngân hàng nói riêng và đặc biệt là bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, điều chỉnh bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. “Thực tế đã cho thấy rằng, trong bất cứ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không thể giải quyết được”[1]. Thật vậy, trong hoạt động ngân hàng, các NHTM không thể tự mình giải quyết hàng loạt vấn đề như: phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng v.v.. mà thông qua pháp luật, nhà nước sẽ thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế, duy trì trật tự kinh doanh và đảm bảo an toàn về pháp lý cho các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng.

Đọc tiếp »

LS. TÔN THẤT HỒ NGHỊ

(TBKTSG Online) – Vụ án Huyền Như (đang được xử phúc thẩm) là vụ án có nhiều tranh cãi pháp lý về tội danh và trách nhiệm dân sự.

Bên cạnh bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như còn có các bị cáo Lương Thị Việt Yên, Hồ Hải Sỹ, Lê Thị Ngọc Lợi (cán bộ, nhân viên phòng giao dịch Võ Văn Tần, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) bị truy tố, đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, với bản án sơ thẩm từ bốn đến bảy năm tù.

Các bị cáo này bị phạt vì hành vi mở tài khoản cho khách hàng mà không có mặt của khách hàng để ký chữ ký mẫu, từ đó tạo điều kiện để Huyền Như làm hồ sơ giả với chữ ký giả chiếm đoạt 50 tỉ đồng của khách hàng.

Nhằm làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo này, trên cơ sở đó xác định tội danh và quyết định mức hình phạt theo đúng luật định, bài viết này phân tích vấn đề mấu chốt trong vụ án, liên quan đến tiền gửi thanh toán.

Để có thể thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 50 tỉ đồng của Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm, các bị cáo phải hội đủ hai điều kiện. Điều kiện cần là trong tài khoản của Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm có 50 tỉ đồng và có lệnh chi giả do Huyền Như làm. Điều kiện đủ: Có sai sót nghiệp vụ trong việc thực hiện lệnh chi tiền.

Chúng ta cần xác định ai chỉ đạo, ai thực hiện lệnh chi, chuyển 50 tỉ đồng từ tài khoản Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm sang tài khoản Trần Thị Tố Quyên để từ đó Quyên và Huyền Như chiếm đoạt.

Tiền chuyển từ Tố Quyên đi cho các cá nhân, tổ chức có nguồn gốc bất hợp pháp cần phải được thu hồi.

Bắt đầu từ giải đáp tài khoản thanh toán là gì?

Đọc tiếp »

HUỲNH HOA

Nick Leeson, thủ phạm làm sụp đổ Ngân hàng Barings, giờ đây là một diễn giả được mời mọc ở Anh; anh ta thường đến nói chuyện với các nhà doanh nghiệp về quản trị rủi ro trong ngành tài chính-ngân hàng. Ảnh: Nottingham Post

Nick Leeson và sự phá sản của Ngân hàng Barings

Nicholas “Nick” William Leeson sinh năm 1967, là nhân viên môi giới chứng khoán phái sinh của Ngân hàng Đầu tư Barings tại Singapore. Những hoạt động đầu cơ chứng khoán của Nick đã dẫn tới khoản thua lỗ hơn 1,4 tỉ đô la Mỹ và “xóa sổ” luôn ngân hàng này năm 1995.
Nick Leeson tham gia Ngân hàng Barings năm 1989 và ba năm sau anh ta được bổ nhiệm làm giám đốc bộ phận kinh doanh chứng khoán phái sinh tại Sàn Giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (SIMEX). Trước khi sang Singapore, Nick đã bị Ủy ban Chứng khoán Anh Quốc từ chối cấp giấy phép hành nghề môi giới vì phát hiện gian lận trong hồ sơ xin hành nghề của anh ta.

Đọc tiếp »

THS. NGUYỄN VĂN THỌ (Vietcombank)

Ths. NGUYỄN NGỌC LINH (Baovietbank)

Luattaichinh: Cách xử lý nợ xấu này, tuy về mặt thực tiễn rất đáng tham khảo, nhưng về ý nghĩa quản trị vốn, thì nó không khác so với mô hình VAMC là bao nhiêu. Tiền thật bao giờ về đến ngân hàng, vẫn luôn là một câu hỏi.

Sau đây là toàn văn nội dung bài viết:

Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, bởi nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và có ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Có nhiều biện pháp để TCTD xử lý nợ xấu, tuy nhiên, chuyển nợ thành vốn góp được coi là một trong những biện pháp nhanh chóng, hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả người vay và người nợ.

1. Khái niệm nội dung xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp

1.1. Khái niệm chuyển nợ thành vốn góp

Chuyển nợ thành vốn góp là việc chủ nợ hoặc tổ chức thay vì thu hồi tiền nợ đã cho doanh nghiệp vay, họ sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để “mua” chính cổ phần của doanh nghiệp hoặc một đối tác quan tâm mua lại chính khoản nợ đó từ chủ nợ với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận. Khi đó, chủ nợ hoặc người mua nợ sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn để tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ tổ chức nhân sự đến hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển…

1.2. Ưu điểm của biện pháp chuyển nợ thành vốn góp

  – Đối với TCTD: Việc áp dụng biện pháp này sẽ giúp ngân hàng sớm thoát khỏi nợ xấu, “làm đẹp” bản báo cáo tài chính, đồng thời giúp ngân hàng tăng nguồn vốn do vốn vay chuyển thành khoản đầu tư tài chính của ngân hàng.

  – Đối với doanh nghiệp: Việc chuyển nợ thành vốn góp sẽ ngay lập tức giúp doanh nghiệp bỏ áp lực trả nợ cho ngân hàng, có điều kiện khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn cấp vốn của các TCTD hoặc các nguồn vốn đầu tư khác.

  – Đối với nền kinh tế: Việc xử lý nợ xấu theo biện pháp chuyển nợ thành vốn góp sẽ giảm thiểu được những tác động tiêu cực như: doanh nghiệp bị phá sản, người lao động mất việc làm… Biện pháp này không chỉ giúp các TCTD sớm thu hồi được nợ xấu, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi và phát triển.

1.3. Đối tượng áp dụng

Biện pháp chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tỏ rõ hiệu quả trong việc xử lý khoản nợ của các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh, có đủ thực lực để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có nguồn vốn hỗ trợ. Các doanh nghiệp này phải có thương hiệu trên thị trường, có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp có tâm huyết và thực sự muốn vực dậy doanh nghiệp…

2. Thực trạng hoạt động chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam

Đọc tiếp »

Việc cho phép dùng nhà ở hình thành trong tương lai để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn để mua nhà, ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có khung khổ pháp lý đồng bộ. Trong thời gian qua, hoạt động này đã phát sinh nhiều vấn đề do thiếu cơ chế hướng dẫn. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, ngày 25/4/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Xây dựng đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT (Thông tư 01) hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP (Nghị định 71) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/6/2014, bao gồm những nội dung cơ bản sau đây.

1. Về phạm vi điều chỉnh của Thông tư 01

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 01 phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Theo đó, Thông tư 01 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm: (i) thủ tục thế chấp, (ii) thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp và (iii) thủ tục đăng ký thế chấp của tổ chức, cá nhân để vay vốn mua chính nhà ở đó hoặc mua nhà ở khác của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại TCTD theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định 71.

Thông tư 01 không điều chỉnh đối với việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của hộ gia đình, cá nhân được xây dựng trên khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để vay vốn tại các TCTD.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư, tổ chức, cá nhân chỉ được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định 71 để vay vốn mua chính nhà ở đó hoặc mua nhà ở khác của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Quy định này là phù hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng tập trung, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thị trường BĐS và tạo điều kiện cho người dân có cơ hội được sở hữu nhà ở.

2. Về khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 304 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.