You are currently browsing the tag archive for the ‘rủi ro’ tag.
ThS. NGUYỄN NGỌC YẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động… Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt bởi các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý, giám sát. Những quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và biện pháp hỗ trợ, bảo đảm thực thi những quy định này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật từ khá sớm và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.
1. Quy định của pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Có thể nói, những quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM là nhóm quy định thường xuyên được cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM có thể kể tới: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 25/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Những quy định tại các văn bản này mặc dù còn có những khoảng cách nhất định so với thông lệ quốc tế, song đã phần nào đáp ứng được yêu cầu giám sát, quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Một cách khái quát, pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
ThS. NGUYỄN XUÂN BANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
Phòng ngừa rủi ro là nội dung cơ bản đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) . Có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng biện pháp kinh tế, biện pháp công nghệ, biện pháp tâm lý – văn hóa, biện pháp chính sách – nghiệp vụ và biện pháp pháp luật. Trong các biện pháp đó, pháp luật được coi là biện pháp hiệu quả nhất. Bài viết bước đầu nêu ra một số vấn đề của của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, bao gồm: bản chất, vai trò và các yêu cầu của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
1.Bản chất của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…”. Trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động ngân hàng nói riêng và đặc biệt là bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, điều chỉnh bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. “Thực tế đã cho thấy rằng, trong bất cứ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không thể giải quyết được”[1]. Thật vậy, trong hoạt động ngân hàng, các NHTM không thể tự mình giải quyết hàng loạt vấn đề như: phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng v.v.. mà thông qua pháp luật, nhà nước sẽ thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế, duy trì trật tự kinh doanh và đảm bảo an toàn về pháp lý cho các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng.
PHÙNG ĐẮC LỘC
Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Quản trị doanh nghiệp bảo hiểm là việc lựa chọn, ra quyết định, triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra giám sát, thu thập phân tích thông tin để điều chỉnh các giải pháp mang tính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp, tăng trưởng an toàn, hiệu quả trên cơ sở khai thác và huy động triệt để nguồn nhân lực của doanh nghiệp (vốn, công nghệ, nhân lực…) trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành và tác động từ yếu tố bên ngoài (kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, pháp luật, môi trường kinh doanh…).
1. Môi trường bên ngoài tác động vào doanh nghiệp bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh hàng năm và chiến lược kinh doanh trung và dài hạn. Kế hoạch và chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp (sẵn có và có thể huy động thêm) nhưng phải thực sự khách quan khi lường hết được tác động từ bên ngoài:
-Yếu tố kinh tế: tăng trưởng GDP, xuất khẩu, nhập khẩu, CPI, FDI, ODA, tín dụng, chứng khoán, bất động sản, tình hình tài chính của các doanh nghiệp có nhu cầu bảo hiểm.
-Yếu tố chính trị: những chủ trương, chính sách, nghị quyết, giải pháp mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tác động đến nền kinh tế nói chung, ngành bảo hiểm nói riêng có thể là cơ hội hoặc thách thức như kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, quản lý chặt chẽ đầu tư công hay kích cầu nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng, phát triển khai thác hải sản, phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện,…
-Yếu tố pháp luật: các văn bản pháp luật mới ban hành và có hiệu lực tác động đến bảo hiểm như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Đầu tư công, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Bảo vệ môi trường,… Các cơ chế chính sách, thủ tục mới ban hành như chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,… Các văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh như chế độ kế toán, tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bảo hiểm, sửa đổi bổ sung Thông tư 124, Thông tư 125, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm tàu thuyền và thuyền viên khai thác hải sản, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bán bảo hiểm qua ngân hàng,…
-Yếu tố xã hội: thu nhập, cách sử dụng tiền, thái độ với rủi ro và bảo hiểm của các tầng lớp dân cư, vùng miền.
HUỲNH HOA
Nick Leeson, thủ phạm làm sụp đổ Ngân hàng Barings, giờ đây là một diễn giả được mời mọc ở Anh; anh ta thường đến nói chuyện với các nhà doanh nghiệp về quản trị rủi ro trong ngành tài chính-ngân hàng. Ảnh: Nottingham Post
Nick Leeson và sự phá sản của Ngân hàng Barings
Nicholas “Nick” William Leeson sinh năm 1967, là nhân viên môi giới chứng khoán phái sinh của Ngân hàng Đầu tư Barings tại Singapore. Những hoạt động đầu cơ chứng khoán của Nick đã dẫn tới khoản thua lỗ hơn 1,4 tỉ đô la Mỹ và “xóa sổ” luôn ngân hàng này năm 1995.
Nick Leeson tham gia Ngân hàng Barings năm 1989 và ba năm sau anh ta được bổ nhiệm làm giám đốc bộ phận kinh doanh chứng khoán phái sinh tại Sàn Giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (SIMEX). Trước khi sang Singapore, Nick đã bị Ủy ban Chứng khoán Anh Quốc từ chối cấp giấy phép hành nghề môi giới vì phát hiện gian lận trong hồ sơ xin hành nghề của anh ta.
Luattaichinh
Giá dầu thế giới đang giảm mạnh kéo theo những quan ngại về thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong tài khóa 2015. Trong khi giá dầu bình quân ngày 11/12/2014 chỉ khoảng 55 USD/thùng thì Bộ Tài chính đã dự báo trung bình 100 USD/thùng khi xây dựng dự toán ngân sách 2015
Đã đến lúc Chính phủ cần xây dựng Báo cáo về rủi ro tài khóa khi đệ trình Quốc hội về dự thảo ngân sách hàng năm. Điều đó sẽ giúp Quốc hội quyết nghị ngân sách đúng đắn hơn và việc điều hành của Chính phủ cũng có nhiều thuận lợi.
——————————————
Báo cáo về Rủi ro tài khoá
TS. LÊ THỊ THU HÀ
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình trung gian tài chính, có chức năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt. Với chức năng cơ bản đó, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các NHTM. Nghiệp vụ tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Bài viết này nhằm trao đổi về các gian lận thường gặp trong nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM và một số dấu hiệu nhận biết.
Trong thực tế, quy trình cho vay có thể chia thành ba giai đoạn chính: nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay; giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn; thu lãi, nợ gốc và hoàn trả tài sản đảm bảo. Sau đây là một số gian lận có thể xảy ra:
Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay
Các sai phạm thường liên quan đến tính có thật của khoản vay cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Các gian lận có thể bao gồm việc lập hồ sơ cho vay khống, che dấu các khoản vay cho các bên liên quan, nhân viên tín dụng nhận hối lộ từ khách hàng, khách hàng vay vốn giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn…
Cho vay khống: Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách hàng không có thật, sử dụng tên và địa chỉ liên lạc giả mạo, hoặc sử dụng tên tuổi, địa chỉ có thật, nhưng thực tế khách hàng không vay tiền. Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng. Loại hình gian lận này khá phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với số lượng lớn các khoản vay có giá trị nhỏ. Một loại sai phạm có liên quan đến cho vay khống là cho vay ké, trong đó cán bộ tín dụng vay ké vào khoản vay có thật của khách hàng.
Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi tiết sơ sài, thông tin tài chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi chép rời rạc; khách hàng vay vốn có các tên thông dụng, tên tương tự, do cùng một nguồn giới thiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh khác; tài sản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường; vốn vay được giải ngân trước khi hoàn thành các thủ tục chính thức; ngân hàng không có quy trình đối chiếu dư nợ chặt chẽ; các khoản vay quá hạn được gia hạn một cách dề dàng…
Che giấu khoản vay cho bên liên quan
Ngoài ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Agribank và bà Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội đã bị bắt, còn ai phải chịu trách nhiệm?
Phóng viên Báo Tiền Phong lần theo đường đi của dòng tiền trên 3.000 tỉ đồng mà Agribank cho Cty liên doanh Lifepro Việt Nam vay, phát hiện nhiều bất thường.
Trong hợp đồng vay vốn này, lãnh đạo Agribank đã cho Lifepro Việt Nam dùng quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang mua từ nước ngoài, thế chấp vay 70 triệu USD (hơn 1.464 tỉ đồng). Chẳng khác nào Agribank đã nhận thế chấp “đàn vịt giời” của doanh nghiệp…
Vụ thế chấp hy hữu
Ngày 12-10-2012, Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội đã có báo cáo số 1356A gửi Tổng giám đốc ngân hàng về tình hình cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam.
Theo đó, ngày 7-4-2012, Agribank đã phê duyệt cho dự án Luxfashion của doanh nghiệp này vay 150 triệu USD (gồm cả phần nhận nợ 41,35 triệu USD, tương đương 865 tỉ đồng đã cho Công ty Enzo Việt Nam -chủ đầu tư trước của dự án vay).
Khuôn viên dự án 305 triệu USD do Agribank tài trợ vốn giờ thành hoang lặng
Đây là dự án nhà máy dệt may xuất khẩu quy mô lớn, có tổng mức đầu tư 305 triệu USD, được đầu tư xây dựng tại KCN Gián Khẩu (tỉnh Ninh Bình). Nhưng đến tháng 8-2012, nhà máy bất ngờ ngừng hoạt động. Lãnh đạo cao cấp của công ty cùng toàn bộ chuyên gia nước ngoài đã biến mất một cách bí ẩn.
Trong khi đó, khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12-10-2012 là hơn 3.099 tỉ đồng hiện vẫn chưa thể xử lý được. Liên quan đến khoản cho vay này, Agribank đã xác lập cùng Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế chấp tài sản.
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CÓ, MỨC TRÍCH, PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ VIỆC SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
Khi mà tuổi thọ trung bình đang ngày càng tăng trên toàn thế giới thì các vấn đề nảy sinh từ sự già hóa dân số cũng trở nên nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải có một thị trường bảo hiểm tuổi thọ đủ mạnh. Mặc dù yêu cầu đặt ra là cấp thiết nhưng việc quản lý rủi ro tuổi thọ cũng như các sản phẩm bảo hiểm tuổi thọ ở Châu Á vẫn còn kém phát triển. Đi sâu tìm hiểu về những vấn đề ẩn chứa bên trong sẽ là chìa khóa thành công để tìm ra những giải pháp đột phá, khả thi mang tính thực tiễn. Ông Jackie Li thuộc Trung tâm nghiên cứu rủi ro bảo hiểm và tài chính bàn luận về những vấn đề cơ bản và phân tích các phương hướng mà các doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng để quản lý rủi ro tuổi thọ.
Có một hiện tượng chung trên toàn cầu đó là tuổi thọ trung bình đang tiếp tục tăng lên mà không có dấu hiệu sẽ ngừng lại hay đi ngược lại với xu thế chung trong tương lai. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ.
Tuổi thọ trung bình tăng
Năm 1980, phụ nữ ở tuổi 65 được kỳ vọng sẽ sống thêm trung bình là 17 năm nữa. Năm 1990, con số này tăng lên là 22 năm. Đối với nam giới, tuổi thọ trung bình của những người ở tuổi 65 đã tăng từ 14 lên 18 năm nữa trong cùng khoảng thời gian như trên. Như vậy, con số tăng trung bình là 1,5 năm trên một thập kỷ, và xu hướng tăng này dường như là liên tục. Tuổi thọ trung bình tăng phản ánh sự phát triển đáng kể của kinh tế, điều kiện sống, giáo dục, chăm sóc y tế và công nghệ y học. Tuy nhiên, điều đó cũng gây nên hàng loạt những vấn đề liên quan đến rủi ro tuổi thọ khác nhau với từng đối tượng liên quan khác nhau.
Rủi ro tuổi thọ là gì?