You are currently browsing the tag archive for the ‘thanh toán’ tag.
GS ĐINH XUÂN TRÌNH PGS, TS ĐẶNG THỊ NHÀN
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Tóm tắt: Khoảng cách về không gian, thời gian của thương mại quốc tế so với thương mại nội địa đã sản sinh ra một phương thức thanh toán quốc tế ưu việt, thuận tiện, an toàn và đảm bảo gắn trách nhiệm với quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua vai trò quan trọng của các ngân hàng, đó là phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits). Khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, khả năng người xuất khẩu có được thanh toán hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chứng từ giao hàng (Shipping Documents) được yêu cầu xuất trình. Vì vậy đòi hỏi nhà xuất khẩu phải tuân thủ một cách chặt chẽ những quy định về chứng từ xuất trình. Các ngân hàng chỉ trả tiền khi các chứng từ xuất trình của người xuất khẩu phù hợp với thư tín dụng (L/C), với các điều khoản có thể áp dụng được của Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600 2007), phù hợp với Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013).
Bài viết nhằm giới thiệu những điểm mới của quy tắcThực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013) do Phòng thương mại quốc tế ICC vừa mới ban hành tháng 4.2013, đồng thời phân tích một số điểm bất cập của quy tắc này nhằm lưu ý các ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi áp dụng ISBP745.
1. Sự ra đời và những điểm mới của ISBP 745 2013
Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for the Documentary Credits – viết tắt là UCP)do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại Paris ban hành năm 1933 và sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1951. Nhìn chung, cứ 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi hoạt động của các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, vận tải, giao nhận và bảo hiểm. UCP được ban hành nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoạt động này.
LS. TÔN THẤT HỒ NGHỊ
(TBKTSG Online) – Vụ án Huyền Như (đang được xử phúc thẩm) là vụ án có nhiều tranh cãi pháp lý về tội danh và trách nhiệm dân sự.
Bên cạnh bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như còn có các bị cáo Lương Thị Việt Yên, Hồ Hải Sỹ, Lê Thị Ngọc Lợi (cán bộ, nhân viên phòng giao dịch Võ Văn Tần, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) bị truy tố, đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, với bản án sơ thẩm từ bốn đến bảy năm tù.
Các bị cáo này bị phạt vì hành vi mở tài khoản cho khách hàng mà không có mặt của khách hàng để ký chữ ký mẫu, từ đó tạo điều kiện để Huyền Như làm hồ sơ giả với chữ ký giả chiếm đoạt 50 tỉ đồng của khách hàng.
Nhằm làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo này, trên cơ sở đó xác định tội danh và quyết định mức hình phạt theo đúng luật định, bài viết này phân tích vấn đề mấu chốt trong vụ án, liên quan đến tiền gửi thanh toán.
Để có thể thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 50 tỉ đồng của Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm, các bị cáo phải hội đủ hai điều kiện. Điều kiện cần là trong tài khoản của Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm có 50 tỉ đồng và có lệnh chi giả do Huyền Như làm. Điều kiện đủ: Có sai sót nghiệp vụ trong việc thực hiện lệnh chi tiền.
Chúng ta cần xác định ai chỉ đạo, ai thực hiện lệnh chi, chuyển 50 tỉ đồng từ tài khoản Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm sang tài khoản Trần Thị Tố Quyên để từ đó Quyên và Huyền Như chiếm đoạt.
Tiền chuyển từ Tố Quyên đi cho các cá nhân, tổ chức có nguồn gốc bất hợp pháp cần phải được thu hồi.
Bắt đầu từ giải đáp tài khoản thanh toán là gì?
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt.
ThS. VĨNH SANG
Mặc dù chưa có khuôn khổ pháp lý (Nghị định của Chính phủ) về nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhưng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác thanh toán, cuối tháng 7/2013 vừa qua, Tổng giám đốc KBNN đã ban hành “Quy trình nghiệp vụ thí điểm thanh toán song phương điện tử (TTĐTSP) giữa KBNN và Ngân hàng Thương mại” theo Quyết định 699/QĐ-KBNN. Việc thực hiện Quyết định này được xem như là bước khởi đầu của lộ trình hình thành tài khoản thanh toán tập trung của KBNN (gọi tắt là TSA), tạo điều kiện thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ theo chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.
Theo kế hoạch, nghiệp vụ TTĐTSP được triển khai theo từng giai đoạn tương ứng với từng hệ thống NHTM (Vietinbank, BIDV, Agribank, Vietcombank) và không cùng lúc với thời điểm triển khai mở rộng nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH). Với kế hoạch như vậy thì trong từng giai đoạn triển khai sẽ đồng thời tồn tại hai hệ thống thanh toán cũ (phân tán) và mới (tập trung) và sẽ làm cho đường đi của dòng tiền vốn KBNN trở nên phức tạp.
Một cơ chế quản lý và điều hành vốn KBNN cụ thể trong từng giai đoạn triển khai nghiệp vụ TTĐTSP là rất cần thiết để điều chỉnh dòng tiền vốn KBNN hoạt động thông thoáng, phục vụ tốt nhất cho các giao dịch thu, chi qua các đơn vị KBNN.
Thực trạng công tác thanh toán giữa KBNN cấp huyện và chi nhánh NHTM hiện nay
Để việc nghiên cứu và tham gia ý kiến cho Dự thảo “Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” được thuận lợi, Đơn vị soạn thảo xin cung cấp thêm một số nội dung liên quan như sau:
1. Sự cần thiết của việc ban hành Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
Từ năm 2002 đến nay, việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN và tổ chức tín dụng được thực hiện theo Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành "Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng (Quyết định 1284). Các nội dung quy định tại Quyết định 1284 cơ bản phù hợp với hành lang pháp lý tại thời điểm ban hành, tạo hành lang pháp lý để tổ chức, cá nhân mở và sử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của ngân hàng, qua đó góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và phục vụ công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả được, Quyết định 1284 cũng đã bộc lộ một số bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, trong đó một số nội dung đã không còn tương thích với một số điều, khoản tại các văn bản pháp lý mới được ban hành, cụ thể là: