LUẬT SƯ TRƯƠNG THANH ĐỨC

Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO – Trọng tài viên VIAC

Mặc dù nhiều năm nay thị trường đã xuất hiện nhiều bất động sản lai giữa căn hộ và văn phòng (officetel) hay căn hộ và khách sạn (condotel), còn gọi là bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng pháp luật còn hoàn toàn bỏ ngỏ. Do vậy đã gây ra nhiều khó khăn và rủi ro cho những người mua, chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý.

1. Condotel không phải là nhà ở:

1.1. Condotel được xác định là một dạng nhà ở kết hợp với nhà nghỉ, khách sạn, resort, nhưng không thuộc vào bất kỳ khái niệm nhà ở nào được giải thích tại Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Nhà ở năm 2014, gồm “nhà ở”, “nhà ở riêng lẻ”, “nhà chung cư”, “nhà ở thương mại”, “Nhà ở công vụ” hay “nhà ở xã hội”.

1.2. Nếu coi condotel là một dạng nhà ở nhưng lại xây dựng trên đất kinh doanh thì còn vi phạm pháp luật hiện hành theo quy định tại khoản 4, Điều 6 về “Các hành vi bị nghiêm cấm Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể một trong những hành vi bị nghiêm cấm là: “4. Xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở; xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở”.

1.3. Nếu coi condotel như một căn hộ được xây dựng trong một tòa nhà hàng chục, hàng trăm phòng như là một chung cư thì lại không được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định tại khoản 11, Điều 6 về “Các hành vi bị nghiêm cấm Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là: “11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ”.

1.4. Trước ngày 01-7-2015, nếu coi là nhà ở thương mại kiều chung cư thì còn có thể vi phạm quy định “phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2” tại Điều 40 về “Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại”, Luật Nhà ở năm 2005.

1.5. Nhưng rõ ràng, condotel cũng không chỉ là một cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn như bình thường theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Luật Du lịch năm 2017.

2. Khoảng trống pháp lý về condotel:

Đọc tiếp »

LUẬT SƯ TRƯƠNG THANH ĐỨC

Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO – Trọng tài viên VIAC

Mặc dù nhiều năm nay thị trường đã xuất hiện nhiều bất động sản lai giữa căn hộ và văn phòng (officetel) hay căn hộ và khách sạn (condotel), còn gọi là bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng pháp luật còn hoàn toàn bỏ ngỏ. Do vậy đã gây ra nhiều khó khăn và rủi ro cho những người mua, chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý.

1. Condotel không phải là nhà ở:

1.1. Condotel được xác định là một dạng nhà ở kết hợp với nhà nghỉ, khách sạn, resort, nhưng không thuộc vào bất kỳ khái niệm nhà ở nào được giải thích tại Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Nhà ở năm 2014, gồm “nhà ở”, “nhà ở riêng lẻ”, “nhà chung cư”, “nhà ở thương mại”, “Nhà ở công vụ” hay “nhà ở xã hội”.

1.2. Nếu coi condotel là một dạng nhà ở nhưng lại xây dựng trên đất kinh doanh thì còn vi phạm pháp luật hiện hành theo quy định tại khoản 4, Điều 6 về “Các hành vi bị nghiêm cấm Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể một trong những hành vi bị nghiêm cấm là: “4. Xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở; xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở”.

1.3. Nếu coi condotel như một căn hộ được xây dựng trong một tòa nhà hàng chục, hàng trăm phòng như là một chung cư thì lại không được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định tại khoản 11, Điều 6 về “Các hành vi bị nghiêm cấm Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là: “11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ”.

1.4. Trước ngày 01-7-2015, nếu coi là nhà ở thương mại kiều chung cư thì còn có thể vi phạm quy định “phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2” tại Điều 40 về “Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại”, Luật Nhà ở năm 2005.

1.5. Nhưng rõ ràng, condotel cũng không chỉ là một cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn như bình thường theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Luật Du lịch năm 2017.

2. Khoảng trống pháp lý về condotel:

Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN THỊ HÒA

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1. Đặt vấn đề

Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và người gửi tiền là một trong các mục tiêu chính của các quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển an toàn, thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung.

Trên thực tế, không có mô hình tối ưu vì sự phù hợp trong lựa chọn mô hình của từng nước phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, thể chế chính trị và đặc trưng của nền kinh tế nước đó. Tuy nhiên, dù áp dụng mô hình giám sát tài chính nào, các nước cũng đều cần xem xét đảm bảo đạt được ba mục tiêu với nguồn lực hiện có và chi phí tối ưu, đó là: (i) Đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của toàn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế; (ii) Đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của các thể chế tài chính; (iii) Đảm bảo đạo đức kinh doanh thị trường tài chính và bảo vệ người tham gia thị trường1.

2. Các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và điều kiện áp dụng

Hiện nay, trên thế giới tồn tại 04 mô hình giám sát tài chính được phân chia theo đối tượng giám sát/lĩnh vực giám sát, bao gồm: (i) Mô hình giám sát thể chế; (ii) Mô hình giám sát chức năng; (iii) Mô hình giám sát lưỡng đỉnh; (iv) Mô hình giám sát hợp nhất.

Đọc tiếp »

PGS,TS. NGUYỄN TRỌNG TÀI

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Chính sách tiền tệ (CSTT) truyền thống được các ngân hàng trung ương (NHTW) áp dụng trong những năm qua và phát huy các tác động tích cực trong việc ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính đã lún sâu vào khủng hoảng, CSTT bị suy giảm hiệu lực, đòi hỏi NHTW cần phải đưa ra các công cụ khác để tác động lên thị trường tài chính và các công cụ chính sách này được gọi tên là các công cụ CSTT phi truyền thống.

Bài viết này tập trung đề cập việc sử dụng CSTT phi truyền thống tại một số nước, đồng thời, trên cơ sở đề cập khái quát tình hình áp dụng CSTT phi truyền thống tại Việt Nam những năm qua sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.

1. Khái quát CSTT phi truyền thống

Ngày nay, NHTW chủ yếu thực thi CSTT bằng cách đặt ra một mục tiêu cho lãi suất (LS) qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và điều chỉnh lượng cung tiền của NHTW hướng tới mục tiêu đó thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Để giảm thiểu tối đa rủi ro trên bảng cân đối của NHTW, tất cả các nghiệp vụ cung cấp thanh khoản đều được diễn ra dưới hình thức các giao dịch đối ứng trên cơ sở các tài sản thế chấp đủ tiêu chuẩn. Nói cách khác, trong điều kiện bình thường, NHTW không có quan hệ cho vay trực tiếp với Chính phủ và khu vực tư nhân. Cụ thể, NHTW không tiến hành việc mua đứt trái phiếu Chính phủ hay nợ doanh nghiệp (DN) và các công cụ nợ khác. Bằng cách điều chỉnh mức LS chính sách, NHTW có khả năng kiểm soát khả năng thanh khoản trên thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả. Qua đó, đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là bình ổn giá cả trong trung và dài hạn. Biện pháp này giúp NHTW có thể đưa ra CSTT mở rộng phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế áp lực lạm phát trong thời kì bùng nổ kinh tế và đảm bảo ổn định chức năng của thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, trong một số thời kỳ, CSTT truyền thống không thực sự có hiệu quả mặc dù NHTW vẫn nỗ lực nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Đọc tiếp »

GS ĐINH XUÂN TRÌNH PGS, TS ĐẶNG THỊ NHÀN

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Tóm tắt: Khoảng cách về không gian, thời gian của thương mại quốc tế so với thương mại nội địa đã sản sinh ra một phương thức thanh toán quốc tế ưu việt, thuận tiện, an toàn và đảm bảo gắn trách nhiệm với quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua vai trò quan trọng của các ngân hàng, đó là phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits). Khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, khả năng người xuất khẩu có được thanh toán hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chứng từ giao hàng (Shipping Documents) được yêu cầu xuất trình. Vì vậy đòi hỏi nhà xuất khẩu phải tuân thủ một cách chặt chẽ những quy định về chứng từ xuất trình. Các ngân hàng chỉ trả tiền khi các chứng từ xuất trình của người xuất khẩu phù hợp với thư tín dụng (L/C), với các điều khoản có thể áp dụng được của Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600 2007), phù hợp với Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013).

Bài viết nhằm giới thiệu những điểm mới của quy tắcThực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013) do Phòng thương mại quốc tế ICC vừa mới ban hành tháng 4.2013, đồng thời phân tích một số điểm bất cập của quy tắc này nhằm lưu ý các ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi áp dụng ISBP745.

1. Sự ra đời và những điểm mới của ISBP 745 2013

Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for the Documentary Credits – viết tắt là UCP)do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại Paris ban hành năm 1933 và sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1951. Nhìn chung, cứ 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi hoạt động của các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, vận tải, giao nhận và bảo hiểm. UCP được ban hành nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoạt động này.

Đọc tiếp »

MATTHIEU MONTALBAN, Đại học Bordeaux
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Những thực tiễn liên quan đến Bitcoin và blockchain (chuỗi khối hay công nghệ chuỗi khối) đang bắt đầu lan rộng. Đối với một số người, đó chỉ là một vật dụng mới lạ, hoặc là một trò bịp, đối với một số người khác đó là một cuộc cách mạng thực sự có thể làm biến đổi hệ thống tiền tệ và tài chính, hoặc thậm chí cả hệ thống kinh tế, một cách lâu dài. Trong bài viết này, chúng tôi điểm qua nguồn gốc, những tiềm năng và rủi ro liên quan đến các loại tiền kỹ thuật số và blockchain. Bài viết này sẽ tập trung vào các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Sau khi giới thiệu nền tảng triết học của các loại tiền kỹ thuật số, chúng tôi sẽ xem xét những nguyên nhân và lợi thế giải thích sự phát triển của Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Sau đó chúng tôi sẽ thảo luận về những hạn chế của chúng và những phê phán có thể có.

Nền tảng triết học của các loại tiền kỹ thuật số

Bitcoin là sản phẩm của một dự án chính trị và blockchain là công nghệ đã làm cho dự án này trở nên khả thi. Ít nhất là từ cuối những năm 1970 và từ bài viết của Friedrich Hayek về dự án phi quốc gia hóa tiền tệ[1] , thì một trong những điều ám ảnh của những người theo chủ nghĩa tự do triệt để (một tên gọi khác của những người theo chủ nghĩa tư bản vô chính phủ hoặc chủ nghĩa tự do cực đoan) là giải phóng việc tạo sinh tiền tệ khỏi ảnh hưởng của ngân hàng trung ương và Nhà nước. Theo họ, ảnh hưởng này chịu trách nhiệm về tình hình lạm phát và về những rủi ro quá mức của ngân hàng. Các nhà tự do cực đoan đã nảy sinh nhiều dự án trong đầu, được trường phái Áo truyền cảm hứng, như dự án free banking (các ngân hàng tư nhân cạnh tranh với nhau trong việc phát hành chính đồng tiền riêng của mình, mà không cần đến ngân hàng trung ương với vai trò người cho vay cuối cùng), sự quay trở lại với vàng, tiền tệ 100% (cấm các ngân hàng cho vay vượt mức tiền được kí gởi, một hệ thống được những người tự do cực đoan gọi là hệ thống tiền dự trữ theo tỷ lệ).

Đọc tiếp »

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[Tài liệu công bố tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên, 2017]

Năm 2017 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng trong nỗ lực tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp của Chính phủ. Quyết tâm xây dựng một Chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính, phục vụ phát triển đang được định hình rõ nét từ chính sách ban hành cho đến các hành động cụ thể. Nhiều nghị quyết quan trọng được ban hành thời gian qua như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35. Năm 2017 được xác định là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên quan tâm tới công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh, giảm thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp… Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.

Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã dần lan tỏa xuống các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp. Các diễn đàn, hội nghị đối thoại với doanh nghiệp đã được tổ chức thường xuyên, liên tục ở các cấp, các ngành trong năm 2017. Nhiều vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đã được lắng nghe, được các cơ quan nhà nước tháo gỡ với thái độ cầu thị. Nhiều bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ… đã chủ động rà soát, có nhiều kế hoạch cải cách điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh.

Nhìn chung, những nỗ lực trên đang tạo thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới, trở lại hoạt động cũng như số vốn đưa vào đầu tư kinh doanh đều tăng mạnh mẽ. Trong 11 tháng đầu năm 2017, cả nước có 116.045 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.131.819 tỷ đồng, tăng 14,1% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, trong 11 tháng đầu năm 2017 có 24.349 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 140,4 nghìn doanh nghiệp.[1]

Các tổ chức quốc tế cũng đã ghi nhận những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh này của Việt Nam. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng 55 (trên tổng số 137 nền kinh tế), tăng 5 bậc so với năm trước đó và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây. Việt Nam tăng bậc mạnh mẽ, đến 14 bậc, trong Chỉ số Kinh doanh 2018 (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới, lên vị trí 68/190 nền kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 11 tháng đầu năm 2017, đã có 10.814 doanh nghiệp giải thể và 55.664 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lần lượt tăng 3,3% và 3% so với cùng kỳ năm trước.[2] Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, những gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn đang là một trở ngại lớn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 (PCI) VCCI công bố vào tháng 3 năm 2017 thì 35% doanh nghiệp đang dành trên 10% quỹ thời gian để thực hiện thủ tục hành chính. Cũng theo kết quả khảo sát này, cứ 4 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất của họ là thủ tục hành chính phiền hà.

Để tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, trong năm 2017 vừa qua đã chủ động xây dựng các kiến nghị cụ thể để kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành. VCCI cho rằng cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính, trước hết tập trung cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hoá thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Bản tổng hợp dưới đây sẽ tóm tắt các nhóm kiến nghị chính của VCCI thực hiện trong năm 2017[3] tập trung vào ba chủ đề trên.

Đọc tiếp »

ThS. PHẠM QUANG HUY

VỤ PHÁP CHẾ (BỘ TÀI CHÍNH)

Ngân sách kiểm soát chi là phương thức kiểm soát tài chính của chính quyền địa phương Hoa Kỳ dựa trên hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Trên cơ sở trình bày, phân tích khái niệm“ngân sách kiểm soát chi” của chính quyền địa phương Hoa Kỳ, trong bối cảnh Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có hiệu lực, tác giả đưa ra một số kiến nghị về chính quyền địa phương tại Việt Nam.

Từ khóa: Ngân sách kiểm soát chi; Chính quyền địa phương; Ngân sách chính quyền địa phương

On the basis of presentation and analysis with respect to “a results-oriented budget system” of the United States local gov, the author comments and points out what will be apply to local government in Vietnam under Law on Local Government 2015.

Key words: a results-oriented budget system; local government budget.

Chính quyền địa phương Hoa Kỳ và ngân sách kiểm soát chi

Chính quyền địa phương Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, khái niệm chính phủ không chỉ bao gồm Chính phủ Liên bang tại Thủ đô Washington, D.C mà còn gồm cả các chính phủ của 50 bang và 30.000 chính quyền thành phố và các cộng đồng địa phương khác. Cụ thể: chính quyền của 3.031 hạt, 19.522 đô thị, 16.364 thị trấn và 37.203 các quận đặc biệt, và 12.884 quận trường học độc lập. Tính đến 2012, tổng cộng có 89.004 chính quyền địa phương, giảm so với số lượng 89.476 chính quyền địa phương năm 2007 (US CENSUS Bureau, www.census.gov). Chính quyền địa phương Hoa Kỳ có quyền tự trị lớn, ví dụ như trong trường hợp cơn siêu bão Katrina, nếu không có đề nghị của chính quyền bang, chính quyền liên bang không có thẩm quyền điều phối hoạt động cứu trợ (George W. Bush. 2010. Decision point. Washington D.C: Crown Publishers. 301).

Căn cứ quy định Hiến pháp Liên bang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, “Hoa Kỳ sẽ đảm bảo cho mỗi Bang trong Liên bang này một thể chể chính quyền Cộng hòa” (Ellis Katz. 2003), các Bang có quyền tự do lập hiến. Trong những năm gần đây, các bang đã sử dụng quyền này để đổi mới các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình.

Trong quá trình tự cải cách để phù hợp với tình hình mới đặc biệt là giai đoạn thập niên 1990, chính quyền địa phương ở Hoa Kỳ đã tự chuyển mình một cách hữu hiệu sang mô hình chính quyền với tinh thần doanh nghiệp. Một ví dụ cực kỳ điển hình của mô hình này là ở ngân sách của chính quyền địa phương được linh hoạt chuyển từ năm trước (nếu còn dư) sang năm sau thay vì việc bị cắt giảm ngân sách do không chi hết ngân sách kỳ trước còn được gọi là “ngân sách kiểm soát chi” (Ted Gaebler, David Osborne. 1997). Chính vì sự linh hoạt của ngân sách như cách làm của một doanh nghiệp, chính quyền địa phương Hoa Kỳ đã hoạt động rất hiệu quả.

Trong thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, chính quyền bang và chính quyền địa phương lấy thuế bất động sản là nguồn thu nhập chính. Khi nhu cầu của người dân đối với các dịch vụ công tăng lên, hầu hết các bang đã áp dụng các loại thuế doanh thu và thuế thu nhập. Cho đến những năm 1990, các khoản thuế doanh thu và thuế thu nhập chiếm hơn 70% thu nhập hàng năm của bang từ thuế. Từ sự cải cách hiệu quả chính quyền địa phương những năm 1990, Hoa Kỳ đã tiếp cận và thực hiện hiệu quả chính quyền điện tử trong thời gian từ những năm 2000 cho đến nay.

Ngân sách kiểm soát chi của chính quyền địa phương Hoa Kỳ

Đọc tiếp »

TS. TRẦN THỊ BẢO ÁNH

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Bài viết đánh giá những điểm bất cập cơ bản trong quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 như: xác định rõ người có liên quan để tránh bỏ sót các giao dịch tư lợi trong công ty; làm rõ quy định về đối tượng có quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; xác định rõ trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh; đánh giá một số quy định chưa hợp lý liên quan đến định giá tài sản góp vốn và tổ chức quản lý công ty. Từ đó tác giả bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp (Luật DN) năm 2014 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 đã góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. Luật DN năm 2014 có được vai trò này vì đã có những quy định quan trọng mang tính đột phá như sau:

Thứ nhất, Luật đã ghi nhận và cụ thể hoá nguyên tắc về quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư tại Điều 7 Luật DN năm 2014. Theo đó, nhà đầu tư được tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh thay cho quyền chỉ được kinh doanh những ngành nghề được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh như quy định của Luật DN năm 2005.

Thứ hai, so với Luật DN năm 2005, Luật DN năm 2014 đã cải cách thủ tục đăng kí doanh nghiệp, cụ thể như:

Một là rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp từ 10 ngày xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (khoản 2 Điều 27); bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (Điều 29);

Hai là trong quá trình hoạt động khi thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ cần thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi chứ không cần phải đăng kí kinh doanh bổ sung như quy định của Luật DN năm 2005;

Ba là Luật DN năm 2014 chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm trong việc quản lí nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp (từ các Điều 20 đến Điều 23) không có các giấy tờ xác nhận về vốn pháp định hay bản sao chứng chỉ hành nghề của một số cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp/người quản lí, điều hành doanh nghiệp… như quy định của Luật DN năm 2005.

Thứ ba, Luật DN năm 2014 hoàn thiện hơn các quy định về quản trị doanh nghiệp theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, đưa doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh an toàn hơn, hấp dẫn hơn. Theo tiêu chí đánh giá của Ngân hàng thế giới thì mức độ bảo vệ nhà đầu tư ở nước ta luôn được đánh giá ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong ba chỉ số đo lường mức độ bảo vệ nhà đầu tư thì Việt Nam đạt mức độ khá tốt về chỉ số công khai hoá giao dịch có liên quan, đạt 7/10 điểm; đạt ở mức độ kém đối với hai chỉ số còn lại: nghĩa vụ người quản lí (đạt 1/10 điểm) và mức độ dễ khởi kiện người quản lí (đạt 2/10 điểm). Khắc phục những hạn chế của Luật DN 2005 và nhằm nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông, Luật DN năm 2014 đã có những thay đổi quan trọng bao gồm: ([1])

– Nâng cao yêu cầu công khai hoá thông tin đối với công ti, mở rộng quyền tiếp cận thông tin cho các cổ đông, tăng cường quyền được tiếp cận thông tin, định kì hoặc theo yêu cầu, đối với mọi cổ đông không hạn chế về tỉ lệ sở hữu cổ phần, đặc biệt đối với các thông tin về quản lí và giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi của công ti.

– Xác định rõ hơn, cụ thể hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lí công ti. Người quản lí công ti phải kê khai các lợi ích có liên quan của họ cho công ti.

– Tạo thuận lợi hơn cho cổ đông khởi kiện người quản lí trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc gây thiệt hại cho công ti, cổ đông.

Thứ tư, hoàn thiện quy chế pháp lí về vốn của doanh nghiệp bao gồm:

Một là Luật DN năm 2014 quy định các nguyên tắc để xác định, đăng kí vốn thực góp của công ti, giải quyết tình trạng vốn không có thực nhưng không thể xử lí được theo quy định của Luật DN năm 2005. Trong đó, điểm mới nhất là cho phép công ti trách nhiệm hữu hạn đặc biệt là công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ti cổ phần được giảm vốn điều lệ (khoản 4 Điều 48; khoản 3 Điều 74; điểm d khoản 3 Điều 112 ; khoản 1 Điều 87 Luật DN năm 2014);

Hai là Luật DN năm 2014 áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết tại thời điểm đăng kí thành lập đối với chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ti được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp; đối với công ti cổ phần thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng kí mua có thể ngắn hơn nếu điều lệ công ti hoặc hợp đồng đăng kí mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Quy định của Luật DN năm 2014 đã rút ngắn thời hạn góp vốn đối với thành viên công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên so với quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết quy định một số điều của Luật DN. Theo đó, thời hạn góp vốn tối đa đối với thành viên công ti trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên không vượt quá 36 tháng kể từ ngày công ti được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Bên cạnh những điểm “đột phá” tạo môi trường pháp lí thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp gia nhập, hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lí, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động thì Luật DN năm 2014 vẫn tồn tại một số bất cập cần trao đổi để hoàn thiện hơn. Cụ thể là:

Đọc tiếp »

TS. NGUYỄN THỊ THỦY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Tóm tắt: Bài viết phân tích những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam khi thực hiện tự do hóa dịch vụ bảo hiểm trong khối Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Thông qua sự phân tích này, tác giả chứng minh sự tác động của việc hội nhập sẽ có những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và pháp luật kinh doanh bảo hiểm (KDBH) Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị về chính sách kinh tế cũng như những sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật KDBH Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập.

1. Những nội dung hội nhập của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam vẫn còn khá non trẻ so với các nước trong khu vực. So với các nước phát triển như Singapore, Thái Lan thì doanh thu phí bảo hiểm của chúng ta còn khiêm tốn. Cụ thể, thị trường bảo hiểm Singapore – thị trường phát triển nhất khu vực Đông Nam Á – có tổng doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ năm 2013 đạt gần 23 tỷ USD[1]. Trong khi đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam năm 2015 ước đạt 68.688 tỷ đồng, tương đương khoảng 3 tỷ USD[2].

Đối với dịch vụ bảo hiểm, các quốc gia thành viên AEC đã cam kết tự do hóa vào năm 2015 bao gồm:

Nguồn: Trang Điện tử Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, ngày 27/2/2014 [3]

Như vậy, theo bảng cam kết trên đây, Việt Nam đã cam kết tự do hóa dịch vụ bảo hiểm từ năm 2015 đối với các lĩnh vực bảo hiểm gốc phi nhân thọ; tái bảo hiểm và tái bảo hiểm tiếp (retrocession); trung gian bảo hiểm. Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Việt Nam chưa thực hiện việc tự do hóa. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực còn khá mới mẻ của Việt Nam. Mãi đến năm 2000, khi chúng ta ban hành Luật KDBH thì dịch vụ bảo hiểm nhân thọ mới bắt đầu phát triển bằng việc các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, nếu chúng ta quyết định tự do hóa dịch vụ bảo hiểm nhân thọ quá sớm sẽ gây những bất lợi cho lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với hiện tượng các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam sẽ rời bỏ thị trường. Với các ngành dịch vụ phụ trợ của bảo hiểm, chúng ta cũng chưa cam kết hội nhập vì đây là những dịch vụ yêu cầu khả năng cạnh tranh cao, trong khi đó các DNBH Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ này.

Đọc tiếp »

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu các thay đổi chủ yếu của cơ chế cho vay mới của TCTD đối với khách hàng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017 và thay thế 08 văn bản sau đây: (i) Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; (ii) Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002 về sửa đổi Điều 2 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; (iii) Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; (iv) Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN; (v) Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận; (vi) Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 quy định về thu phí cho vay của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; (vii) Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; (viii) Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Thông tư 39/2016/TT-NHNN được ban hành nhằm khắc phục các bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, thực hiện các quy định tại các luật liên quan như Bộ luật dân sự 2015, Luật các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đối với khách hàng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu các thay đổi chủ yếu của cơ chế cho vay mới của TCTD đối với khách hàng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

1. Về chủ thể vay vốn

Đọc tiếp »

BỘ TÀI CHÍNH

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 10 tháng đầu năm 2016 ước đạt 69.123 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ ước đạt 30.284 tỷ đồng, tăng 12,59% so với cùng kỳ năm 2015 và tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 38.839 tỷ đồng tăng 30,62% so với cùng kỳ năm 2015.

Bảo hiểm phi nhân thọ

Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu ước đạt 5.735 tỷ đồng, giảm 3,44% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 18,94% thị phần. Tiếp đến là Bảo Việt đứng thứ hai với doanh thu ước đạt 5.378 tỷ đồng, tăng 8,34% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 17,76% thị phần. Bảo Minh đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 2.528 tỷ đồng, tăng 6,24% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,35% thị phần. PTI đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 2.517 tỷ đồng, tăng 26,06% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,31% thị phần. PJICO đứng thứ năm với doanh thu ước đạt 1.999 tỷ đồng, tăng 12,08% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 6,6 % thị phần.

Đọc tiếp »

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua việc thực hiện nhiệm của các cơ quan nhà nước cơ bản hoàn thành với mục tiêu đề ra, đảm bảo tuân thủ đường lối của Đảng và chính sách phát triển đất nước. Trong những nhiệm vụ đã thực hiện, phải kể tới hoạt động chi ngân sách của các cơ quan ở trung ương và địa phương nhằm hỗ trợ cho công việc của mình. Để hiểu rõ hơn chế độ chi ngân sách của nước ta cũng như hoạt động chi ngân sách về mua sắm tài sản của các cơ quan nhà nước trong thực tiễn hiện nay. Nhóm em xin lựa chọn đề số 01: “Tìm hiểu nội dung của chế độ chi mua sắm tài sản, đánh giá thực tiễn áp dụng từ  năm 2015 đến nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi ngân sách cho lĩnh vực mua sắm tài sản công ở Việt Nam” phân tích để làm rõ vấn đề trên.

 

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Chế độ chi ngân sách nhà nước

  1. Khái niệm

            Có rất nhiều ý kiến được đưa ra về khái niệm thế nào là chi ngân sách nhà nước, có thể kể đến như:

– Chi ngân sách nhà nước là hoạt động nhằm sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước, là quá trình phân phối nguồn tiền trong quỹ ngân sách nhà nước vào những mục đích khác nhau.

– Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

– Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.[1]

Từ những khái niệm trên, có thể thấy, chi ngân sách nhà nước bao gồm những hoạt động sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước. Vậy ta có thể tổng kết lại bằng một khái niệm khái quát nhất, đó là:

Chi ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Đọc tiếp »

ThS. NGUYỄN NGỌC YẾN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động… Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt bởi các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý, giám sát. Những quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và biện pháp hỗ trợ, bảo đảm thực thi những quy định này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật từ khá sớm và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.

1. Quy định của pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Có thể nói, những quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM là nhóm quy định thường xuyên được cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM có thể kể tới: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 25/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Những quy định tại các văn bản này mặc dù còn có những khoảng cách nhất định so với thông lệ quốc tế, song đã phần nào đáp ứng được yêu cầu giám sát, quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Một cách khái quát, pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Đọc tiếp »

TS. ĐỖ HOÀI LINH VÀ ThS. KHÚC THẾ ANH

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thương mại điện tử là một xu hướng tất yếu với các doanh nghiệp, trong đó có ngành Ngân hàng. Để tiếp cận và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, các công cụ marketing cần phải thay đổi để tạo được tương tác tốt nhất. Digtital marketing – một xu hướng phát triển mới trong ngành Ngân hàng thế giới, những kinh nghiệm và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ được nghiên cứu trong bài viết.

1. Giới thiệu

Sự phát triển công nghệ thông tin với xu hướng bùng nổ của mạng xã hội trong đời sống dẫn đến các hoạt động marketing phải thay đổi theo hướng thích nghi với cuộc sống của một bộ phận dân cư, nhất là thế hệ đang trong giai đoạn trưởng thành thế hệ Y (Young generation – được sinh trong giai đoạn 1977 – 1994) và thế hệ trẻ (Z generation được sinh ra từ những năm 1995 trở đi); Phạm Hồng Hoa (2013) cho rằng, tiếp cận khách hàng qua các kênh trực tuyến như điện thoại di động, email, mạng xã hội… đang dần trở thành xu hướng phổ biến. Từ gần 10 năm trở lại đây, các giao dịch thông qua hệ thống máy tính điện tử trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng được đẩy mạnh, giúp ngân hàng và khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí giao dịch kết hợp với lộ trình mở cửa nền kinh tế, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Những áp lực mà các ngân hàng trong nước phải đối mặt là việc quảng bá hình ảnh đến khách hàng cũng như lựa chọn thị trường mục tiêu đang dần bị lép vế trước những ngân hàng quốc tế như HSBC, CitiBank, ANZ… Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là các ngân hàng trong nước chưa chú trọng phát triển digital marketing – một trong những phương pháp tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua những tiến bộ của công nghệ thông tin.

Khái niệm digital marketing và digital marketing trong lĩnh vực ngân hàng, xu hướng phát triển chung của tiếp thị số, từ đó bài viết đưa ra một số hàm ý đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

2. Tổng quan nghiên cứu về digital marketing trong ngân hàng

2.1. Khái quát về digital marketing

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 200 564 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.