You are currently browsing the tag archive for the ‘L/C’ tag.

GS ĐINH XUÂN TRÌNH PGS, TS ĐẶNG THỊ NHÀN

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Tóm tắt: Khoảng cách về không gian, thời gian của thương mại quốc tế so với thương mại nội địa đã sản sinh ra một phương thức thanh toán quốc tế ưu việt, thuận tiện, an toàn và đảm bảo gắn trách nhiệm với quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua vai trò quan trọng của các ngân hàng, đó là phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits). Khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, khả năng người xuất khẩu có được thanh toán hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chứng từ giao hàng (Shipping Documents) được yêu cầu xuất trình. Vì vậy đòi hỏi nhà xuất khẩu phải tuân thủ một cách chặt chẽ những quy định về chứng từ xuất trình. Các ngân hàng chỉ trả tiền khi các chứng từ xuất trình của người xuất khẩu phù hợp với thư tín dụng (L/C), với các điều khoản có thể áp dụng được của Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600 2007), phù hợp với Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013).

Bài viết nhằm giới thiệu những điểm mới của quy tắcThực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013) do Phòng thương mại quốc tế ICC vừa mới ban hành tháng 4.2013, đồng thời phân tích một số điểm bất cập của quy tắc này nhằm lưu ý các ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi áp dụng ISBP745.

1. Sự ra đời và những điểm mới của ISBP 745 2013

Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for the Documentary Credits – viết tắt là UCP)do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại Paris ban hành năm 1933 và sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1951. Nhìn chung, cứ 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi hoạt động của các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, vận tải, giao nhận và bảo hiểm. UCP được ban hành nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoạt động này.

Đọc tiếp »

Advertisement

PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUY

Đại học Ngoại thương – Trọng tài viên VIAC

Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường xuyên đang phải đối mặt với các khó khăn, thách thức không nhỏ. Một trong những thách thức lớn hiện nay là phải giảm thiểu các rủi ro, tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) hay còn được gọi là thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C) – một phương thức thanh toán quốc tế (TTQT) phổ biến được nhiều các doanh nghiệp lựa chọn. Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp các dạng tranh chấp thường phát sinh trong TTQT bằng thư tín dụng (L/C) dước góc độ các doanh nghiệp có kinh doanh xuất nhập khẩu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và gợi ý một số biện pháp nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro cũng như giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.

1. Các dạng tranh chấp thường phát sinh

Trước hết, có thể khẳng định, tranh chấp bắt nguồn từ rủi ro. Trong thương mại quốc tế nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, các bên trong hợp đồng thường ở các quốc gia có vị trí địa lý cách xa nhau, thiếu các thông tin cần thiết khi tìm hiểu về đối tác, việc am hiểu luật lệ, tập quán buôn bán của mỗi nước lại hạn chế. Do vậy, các rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi. Rủi ro trong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn có thể gây thiệt hại đối với các bên tham gia giao dịch bằng L/C như: Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C và các ngân hàng tham gia.

Các rủi ro, một khi không giải quyết được thường ảnh hưởng đến quyền lợi, gây tổn thất đối với các bên và kết cục là tranh chấp phát sinh, buộc các bên phải giải quyết hoặc bằng thương lượng hoặc đưa ra trung tâm trọng tài quốc tế, tòa án để giải quyết.

Các tranh chấp xảy ra trong thanh toán quốc tế bằng L/C thường rất đa dạng và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại tranh chấp điển hình thường gặp, đó là tranh chấp liên quan tới chứng từ do người bán tạo lập, xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C và tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia vào giao dịch theo thư tín dụng.

1.1. Các tranh chấp liên quan tới chứng từ xuất trình

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 179 303 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.