You are currently browsing the tag archive for the ‘cam kết’ tag.
TS. NGUYỄN THỊ THỦY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt: Bài viết phân tích những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam khi thực hiện tự do hóa dịch vụ bảo hiểm trong khối Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Thông qua sự phân tích này, tác giả chứng minh sự tác động của việc hội nhập sẽ có những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và pháp luật kinh doanh bảo hiểm (KDBH) Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị về chính sách kinh tế cũng như những sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật KDBH Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập.
1. Những nội dung hội nhập của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam vẫn còn khá non trẻ so với các nước trong khu vực. So với các nước phát triển như Singapore, Thái Lan thì doanh thu phí bảo hiểm của chúng ta còn khiêm tốn. Cụ thể, thị trường bảo hiểm Singapore – thị trường phát triển nhất khu vực Đông Nam Á – có tổng doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ năm 2013 đạt gần 23 tỷ USD[1]. Trong khi đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam năm 2015 ước đạt 68.688 tỷ đồng, tương đương khoảng 3 tỷ USD[2].
Đối với dịch vụ bảo hiểm, các quốc gia thành viên AEC đã cam kết tự do hóa vào năm 2015 bao gồm:
Nguồn: Trang Điện tử Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, ngày 27/2/2014 [3]
Như vậy, theo bảng cam kết trên đây, Việt Nam đã cam kết tự do hóa dịch vụ bảo hiểm từ năm 2015 đối với các lĩnh vực bảo hiểm gốc phi nhân thọ; tái bảo hiểm và tái bảo hiểm tiếp (retrocession); trung gian bảo hiểm. Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Việt Nam chưa thực hiện việc tự do hóa. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực còn khá mới mẻ của Việt Nam. Mãi đến năm 2000, khi chúng ta ban hành Luật KDBH thì dịch vụ bảo hiểm nhân thọ mới bắt đầu phát triển bằng việc các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, nếu chúng ta quyết định tự do hóa dịch vụ bảo hiểm nhân thọ quá sớm sẽ gây những bất lợi cho lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với hiện tượng các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam sẽ rời bỏ thị trường. Với các ngành dịch vụ phụ trợ của bảo hiểm, chúng ta cũng chưa cam kết hội nhập vì đây là những dịch vụ yêu cầu khả năng cạnh tranh cao, trong khi đó các DNBH Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ này.
Cam Kết Mở Cửa Thị Trường Dịch Vụ Bảo Hiểm
Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các phân ngành dịch vụ bảo hiểm sau:
-
Bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm y tế);
-
Bảo hiểm phi nhân thọ;
-
Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;
-
Trung gian bảo hiểm (môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm);
-
Các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường).
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thể thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo những hình thức nào?
Theo cam kết trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài được quyền hiện diện ở Việt Nam dưới các hình thức:
-
Văn phòng đại diện (tuy nhiên các văn phòng đại diện không được phép kinh doanh sinh lời trực tiếp);
-
Liên doanh với đối tác Việt Nam;
-
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (với những hạn chế về loại dịch vụ được phép cung cấp theo lộ trình);
-
Chi nhánh (với điều kiện mở sau 11/1/2012 và chi nhánh chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ).
Hộp 1 – Hạn chế về loại dịch vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được phép cung cấp |
Tỷ lệ góp vốn tối đa dưới hình thức mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam là bao nhiêu?