You are currently browsing the tag archive for the ‘kinh doanh vàng’ tag.

TS. TÔ ÁNH DƯƠNG

Viện Kinh tế Việt Nam

1. Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh vàng được thống nhất quản lý bởi đầu mối duy nhất là Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (People’s Bank of China – PBOC – Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc). Trong giai đoạn từ năm 1949 đến 2001, Trung Quốc thực hiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, PBOC đóng vai trò độc quyền thị trường vàng trong nước. Tuy nhiên, cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tự do hoá từng bước thị trường vàng. Về cơ bản, kế hoạch tự do hoá thị trường vàng của Trung Quốc cũng bao gồm 3 giai đoạn như nhiều nước khác, đó là:

(i) Giai đoạn 1: Xoá bỏ chế độ độc quyền kinh doanh vàng và cơ chế kiểm soát giá, đồng thời thành lập Sở giao dịch vàng Thượng Hải;

(ii) Giai đoạn 2:Từng bước xoá bỏ cơ chế cấp phép đối với hoạt động sản xuất, bán buôn và bán lẻ vàng, bước đầu là đối với hoạt động bán lẻ, sau đó cho phép cá nhân được tham gia giao dịch vàng miếng;

(iii) Giai đoạn 3: Xoá bỏ từng bước chế độ quản lý xuất nhập khẩu vàng. Trên cơ sở các bước nêu trên, PBOC đã ban hành các quy định theo hướng nới lỏng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Dưới đây là những mốc quan trọng trong tiến trình tự do hoá thị trường vàng của Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Chấm dứt nghiệp vụ giữ hộ và kinh doanh vàng của ngân hàng thương mại sẽ giúp dập tắt mọi nguy cơ đe dọa an toàn hệ thống, theo ý kiến các chuyên gia.

Đại học kinh tế TP HCM sáng nay công bố báo cáo thường niên mang tên "Triển vọng kinh tế 2014". Trong đó, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, Trưởng Khoa Tài chính, cho rằng nghiệp vụ giữ vàng hộ dù được đưa ra ngoài bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại, nhưng bản chất của vấn đề vẫn không thay đổi. Vàng vẫn được huy động và được ghi chép dưới khoản mục nào đó và kvang-mieng-1367040462-500x0-JP-5880-8502hi đưa ra ngoại bảng, càng khó kiểm soát hơn. Theo ông Thơ, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực thực hiện chủ trương cấm chuyển đổi vốn vàng huy động sang tiền đồng, nhưng lại cho phép ngân hàng kinh doanh vàng, nên bản chất vấn đề không thay đổi. "Quy định chuyển đổi vàng sang tiền đồng là việc bán khống tài sản không thuộc về mình. Còn cho phép ngân hàng đầu tư vàng giống như hình thức dùng vốn huy động để mua vàng thật với quá nhiều rủi ro phía trước", ông Thơ phân tích.

Đọc tiếp »

1. Lạm phát được kiểm soát, thậm chí còn tốt hơn mong đợi. Nhưng cái gì tốt quá thì không còn là tốt nữa! Nền kinh tế đang lạnh cóng, hàng hóa đóng băng, và có công ăn việc làm là mơ ước xa xỉ của rất nhiều người lao động. Quyết định tăng lương của nhà nước không đủ để hâm nóng thị trường so với những đợt tăng giá ào ạt của xăng, điện và nhiều loại hàng hóa thiết yếu khác, kể cả cái thứ bé tẹo là … trứng gà, trứng vịt. Không cần nói về bộ ba bất khả thi (chống lạm phát, chống suy thoái và ổn định tiền tệ) cho khó hiểu, chỉ cần ví von tương đối như thế này: chống suy thoái và chống lạm phát ở hai bên của một cái bập bênh, và nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho ông Thống đốc là làm thế nào nâng cả hai đầu bập bênh đó lên, nhưng không được làm hỏng cái bập bênh rất nặng này.

2. Ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thể hiện là người quyết đoán và là một người rất am hiểu chuyên môn, có thể nói là một nhà kỹ trị có tài. Cái cách mà ông nhìn, ông nói khi trả lời về các vấn đề của ngành ngân hàng trước đại biểu Quốc hội đã chứng minh giúp ông rằng ông hơn hẳn các vị đại biểu một (hoặc nửa, theo cách ví von của ông về giải Nobel)… cái đầu! Có lẽ, đấy là cái mà nhiều người không thích nhất ở ông trong năm qua. Dù sao, Quốc hội cũng đại diện cho người dân và có quyền được nghe giải thích những gì mà dân không hiểu để về giải thích lại cho dân. Đại biểu Quốc hội còn không hiểu thì dân làm sao hiểu được? Dân hiểu, quan trọng hơn quan hiểu rất nhiều trong việc đảm bảo chính sách công của nhà nước được thực hiện hiệu quả.

3. Vàng đã được kiểm soát theo một cách quyết liệt chưa từng có. Nhưng không phải theo cái nghĩa nó giảm giá để ngang bằng với giá thế giới mà là ở chỗ nó chỉ còn là sân chơi của một ít doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là ngân hàng. Người dân cảm thấy yên tâm hơn khi giao dịch vàng, giá vàng dễ được kiểm soát hơn và sẽ không tồn tại một thị trường ngoài tầm với của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng cũng có người có quyền nghi ngờ rằng, hình như những doanh nghiệp được kinh doanh vàng đa phần là thân với Ngân hàng Nhà nước thì phải.

4. Nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế được thực hiện. Ví dụ như chính sách giảm thuế, giãn nợ thuế, tăng cường các dự án đầu tư công để giải phóng hàng tồn kho, đặc biệt là xi măng và sắt thép… Nhưng dường như chừng ấy là chưa đủ để giải quyết vấn đề. Một là, những doanh nghiệp được giảm thuế, giãn thuế thực chất chẳng phát sinh thuế để mà nộp, đặc biệt là thuế TNDN. Hai là, các DN cũng không dám thực hiện việc bán hàng cho nhà nước ở thời điểm này, hoặc vay vốn ngân hàng để thực hiện các dự án của nhà nước, vì không biết đến bao giờ nhà nước mới trả tiền và trong năm qua lãi suất cho vay đang ở mức quá cao. Cứ nhìn vào lợi nhuận bình quân của khối DNNN mà so sánh với lãi suất thì rõ. Và ba là, hóa ra khối DN nhỏ và vừa lại không khó khăn hơn so với các "ông lớn" , và để tiếp cận nguồn hỗ trợ của một chính sách "lớn" thì không hề đơn giản với những gì là "nhỏ".

5. Các doanh nghiệp nhà nước có kết quả kinh doanh cũng lạnh lẽo như thời điểm công bố nó vào tháng 1-2013 ở Hà Nội. Nhiều DN có tỷ lệ lợi nhuận dưới 10%, thậm chí chỉ khoảng hơn 1% (???). Mặc dù nếu đem vốn ấy mua trái phiếu CP có lẽ lãi suất sẽ cao hơn, nhưng DNNN phải giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động nên kể cả lỗ cũng phải làm, chứ đừng nói là lãi ít. Và thêm nữa, có sao đâu, chỉ đừng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là được, lỗ có… nhà nước chịu. Về chính sách, DNNN là đầu tàu của nền kinh tế, nhưng xem ra cái đầu tàu này vừa cũ, vừa thiếu xăng dầu, lại chẳng có người lái tàu giỏi. May mắn thay, nó là tàu nên vẫn có đường ray riêng!

6. Chính phủ “bênh” người có thu nhập cao khi thuyết phục Quốc hội về mức giảm trừ gia cảnh trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân. Chính phủ đã “dành điểm” trong mắt nhiều người dân việc việc đề nghị UBTVQH Quốc hội giữ nguyên quan điểm cho phép giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng đối với bản thân người nộp thuế, nhưng UB Tài chính Ngân sách lại không đồng ý mà chỉ đề nghị giảm trừ 7 triệu để đảm bảo khả năng cân đối ngân sách. Nhưng điều trớ trêu là trên mạng internet, những người rỗi rãi để comment hoan nghênh Chính phủ nhiều nhất thường lại là những người mà ngay cả mức giảm trừ 7 triệu cũng chẳng còn đồng nào đóng thuế (vì những người lương cao, bận rộn thì thời gian đâu mà comment!). Tất nhiên, với những người có thu nhập cao thì giảm trừ càng nhiều càng tốt, còn ngân sách sẽ bị giảm đi sẽ chỉ ảnh hưởng đến những phúc lợi dành cho người nghèo hay chính sách tăng lương cơ bản chỉ có ý nghĩa với người lao động bình dân. Câu nói “9 triệu không đủ sống ở Hà Nội” của ai đó cũng đúng, vì ai chẳng muốn sống sung sướng hơn và cái chữ “đủ sống” cũng ĐỦ để bất cứ ai cũng phải phấn đấu cả đời.

7. Những chiếc xe không ra đường cũng phải nộp phí đường bộ và câu chuyện ngành công an làm thay ngành thuế. Theo quy định hiện hành, các phương tiện giao thông sẽ nộp phí bảo trì đường bộ thay vì nộp phí cầu, đường như trước đây. Cách làm này sẽ giúp phần loại bỏ những hạn chế của việc thu phí cầu đường như quay vòng biên lai, chi phí lương cho người thu phí, thậm chí còn hạn chế gây tắc đường tại các điểm thu phí. Những chiếc xe hầu như thường xuyên không ra đường hiện nay cũng sẽ phải nộp phí cho việc nằm tại gara của mình, và cách tốt nhất để các chủ phương tiện cảm thấy không lãng phí là mang nó ra đường để góp phần làm tắc nghẽn thêm tình trạng giao thông, đặc biệt ở các thành phố lớn. Hiện nay, nếu các phương tiện giao thông không chính chủ do không nộp trước bạ để sang tên đổi chủ theo pháp luật thuế, lệ phí sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt theo pháp luật…giao thông, thay vì đúng ra phải được phạt theo pháp luật thuế và do cơ quan thuế thực hiện. Ở Việt Nam, những người mua thường là người phải thực hiện việc sang tên, thay vì đúng ra phải do những người bán thực hiện.Những người có nguy cơ bị phạt nhiều nhất là những người nghèo, khi không có tiền mua xe mới.  Vì sao lại có thêm nhiều khoản thu thế? Một số người đặt câu hỏi: Lỗi tại Quốc hội chăng, khi Chính phủ đã nói không có tiền để tăng lương từ 1/1/2013, nhưng Quốc hội không chịu nghe?

(còn nữa…)

© luattaichinh.wordpress.com

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 150 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.