You are currently browsing the monthly archive for Tháng Chín 2015.

TS. TRẦN VŨ HẢI

Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã ghi nhận, việc “con gà cõng 14 loại phí, lệ phí” đã làm nóng hội trường kỳ họp Quốc hội vừa qua[1]. Sau đó, khá khẩn trương, Bộ Tài chính đã cho rà soát và bãi bỏ hầu hết những loại phí, lệ phí này cùng với việc sửa đổi 21 khoản phí liên quan đến thú y bởi Thông tư 113/2015/TT-BTC ngày 07/8/2015 với lý do là có sự chồng lấn các khâu quản lý khác nhau[2]. Nhiều bài bình luận vui trên mạng xã hội nói rằng, đây quả thật là chiến dịch “Giải cứu gà con”, một cách nói ăn theo tên một bộ phim hành động của nước ngoài là “Giải cứu binh nhì Ryan” của đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg.

Rõ ràng, thực tế có nhiều khoản phí, lệ phí bất hợp lý hoặc phí chồng phí đã gây ra những hiệu ứng tiêu cực từ xã hội. Ví dụ, riêng lĩnh vực nông nghiệp qua rà soát gần đây đã có 90 lệ phí và 937 khoản phí[3]. Liệu có nên tăng mức lệ phí cấp đăng ký mới xe ô tô lên mức cao với lý do để dùng bảo dưỡng đường giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân như cách mà HĐND TP Hồ Chí Minh giải thích[4]?

Do đó, việc cần có một văn bản pháp lý của hiệu lực cao là Luật để điều chỉnh về phí, lệ phí để thay thế cho Pháp lệnh Phí, Lệ phí hiện hành là là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định đâu là một loại phí, lệ phí và loại hàng hóa, dịch vụ công nào nhà nước cung cấp cần phải thu phí, lệ phí? Trả lời những câu hỏi này không dễ dàng và bài tham luận này sẽ cố gắng đưa ra một số quan điểm cá nhân của người viết về vấn đề này để góp thêm ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Phí và lệ phí.

Quan niệm về phí và lệ phí

Đọc tiếp »

VŨ THÀNH TỰ ANH (*)

(TBKTSG) – Kiến thiết một nền giáo dục đại học thực thụ và tạo sinh khí cho nó là điều kiện tiên quyết để đưa nước ta trở nên giàu mạnh và văn minh. Không thể có một nền đại học thực thụ nếu không có tự do học thuật.

Tuy có hơn 300 trường đại học nhưng nước ta vẫn chưa có một nền đại học thực thụ. Do vậy không đáng ngạc nhiên khi các trường đại học của ta lạc hậu ngay cả với các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á. Với một đất nước hơn 90 triệu dân, lại đang ở cuối thời kỳ dân số vàng, đây là một cơ hội bị bỏ lỡ, đồng thời là một bất lợi to lớn khi hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Kinh nghiệm thế giới cho thấy bên cạnh năng suất và thể chế, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một trụ cột cho phát triển kinh tế.

Tự do học thuật – thành tố thiết yếu của một nền đại học thực thụ

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Chín 2015
H B T N S B C
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 153 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.