You are currently browsing the monthly archive for Tháng Tám 2010.

ALAN PHAN – Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa (DNSGCT)

Khủng hoảng Vinashin tất nhiên gắn liền với trách nhiệm của người từng giữ chức vụ cao nhất tại tập đoàn này là nguyên Chủ tịch hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình. Suy tư về trường hợp Vinashin nói chung, về ông Bình nói riêng và so sánh sự khủng hoảng của tập đoàn này với sự sụp đổ của Công ty Enron tại Mỹ, ông Alan Phan- Chủ tịch Quĩ đầu tư Viasa đã gửi đến độc giả một số nhận định qua bài viết Hiện tượng Phạm Thanh Bình.

Tôi không quen biết hay có liên hệ làm ăn gì với ông Phạm Thanh Bình hay Công ty Vinashin của ông. Tôi chỉ hân hạnh được gặp ông một lần vào ba năm trước ở sân bay Nội Bài. Tôi vừa từ Hồng Kông đến và ông vừa từ Singapore về. Người bạn đi cùng quen ông Bình và chúng tôi trao đổi chuyện thời tiết (?) khoảng mười phút khi vừa qua cổng hải quan. Dù đang điều khiển một tập đoàn lớn nhất nước, ông không có "tiền hô hậu ủng" như các đại gia khác, đi một mình, và chỉ có anh tài xế ra đón. Ông vui vẻ và tự tin, không hách dịch, dễ gây cảm tình với người giao tiếp.

Một điều đáng khen nữa là dù dư thừa tài chính và quyền lực, ông đã không tìm mua một bằng dỏm của Irvine University hay Southern Pacific; và cũng không sai khiến thuộc cấp đi học hay đi thi giùm mình.

Sau đó vài tháng, tôi có bật qua một kênh truyền hình Việt Nam và thấy ông đang trả lời một cuộc phỏng vấn về Vinashin và vai trò của nó trong bối cảnh công nghiệp vận tải toàn cầu. Tôi nghĩ là ông đơn giản hóa nhiều vấn đề và hơi lệch lạc về khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Tôi cũng phân vân về chiến thuật quản trị "đi tắt đón đầu" táo bạo của ông; nhưng ông vẫn rất ấn tượng vì sự tự tin tột bậc trong những lời phát biểu. Ngay cả sau khi Vinashin sụp đổ, sự tự tin này vẫn tiềm tàng trong những cuộc phỏng vấn.

Tôi cũng không biết gì về hệ thống pháp lý hay thủ tục hành chính của Việt Nam để phán xét những hậu quả sẽ xảy đến cho ông Bình hay Tập đoàn Vinashin. Nhưng qua các kênh truyền thông trong và ngoài nước, tôi biết ông Bình đang phải gánh chịu rất nhiều mũi dùi từ mọi phía, và những áp lực này đã từng hủy diệt bao nhiêu viên tướng tài trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh chủ quan của riêng tôi, ông Bình và Vinashin có thể hãnh diện về nhiều thành tích.

Trước hết, có thể nói Vinashin là một hiện tượng trong lịch sử kinh tế thế giới, đáng ghi vào Sách kỷ lục Guinness (Book of Records). Theo Bloomberg, tập đoàn này làm thất thoát khoảng 4,5 tỉ USD tài sản tương đương với 5% GDP của Việt Nam. So với xì-căng-đan kinh tế lớn nhất của Mỹ, Công ty Enron phá sản với tài sản tổng cộng hơn 65 tỉ USD (vốn hóa thị trường) tương đương với 0,6% GDP của Mỹ vào thời đó (2001). Ở Á châu, Tập đoàn Sime Darby của Malaysia đạt kỷ lục năm 2009 với số tiền lỗ hơn 1,8 tỉ USD, tương đương với 0,4% của GDP. So với thành tích của Vinashin, họ chỉ là đàn em.

Đọc tiếp »

NGUYỄN HỒNG HẢI

Tại Canada, đàn ông dù kiếm được nhiều hay ít tiền đều phải có trách nhiệm chia sẻ với vợ việc gia đình. Tổng thống hay những người rất thành đạt, giàu có vẫn chui vào bếp như thường.

Bất cứ ai khi thay đổi môi trường đều phải biết cách thích ứng với môi trường mới, trước hết phải tìm hiểu, sau đó là tìm cách để thích ứng. Có những cái tốt ở môi trường mới cần học tập và có những cái tốt ở môi trường cũ cần kế thừa và phát huy.

Tôi đưa ra đây một số sự khác biệt về văn hóa và ứng xử gia đình giữa Canada (giống như phần lớn các nước Phương Tây) và Việt Nam (văn hóa Á đông).
Trong quan hệ giữa vợ và chồng: Tại Canada sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Người chồng và ngườiẢnh minh họa: NY Daily News. vợ cũng có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Nhiều khi đàn ông làm các công việc gia đình thậm chí còn nhiều hơn cả phụ nữ, kể cả chăm sóc con cái. Quan niệm về cuộc sống gia đình là cả hai vợ chồng đều cũng phải chia sẻ gánh vác và cùng nhau làm các công việc theo tôi là rất tốt, nó sẽ giúp cho vợ chồng gắn bó với nhau hơn.

Chúng ta thấy một số gia đình ở Việt Nam người chồng đi làm kiếm tiền là chủ yếu. Người vợ đi làm với số lương ít hơn thì hầu như công việc gia đình được giao nghiễm nhiên cho phụ nữ. Anh chồng đi làm về gần như không động tay vào công việc gia đình. Các bữa nhậu vui vẻ với bạn bè, đối tác được cho là làm việc. Nhiều phụ nữ Việt Nam khá vất vả vì vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc con cái, vừa phải lo toan hầu hết các việc gia đình.

Tại Canada, bất kể người đàn ông có kiếm được nhiều tiền hay ít tiền đều phải có trách nhiệm cùng chia sẻ với vợ việc gia đình, chăm sóc con cái. Kể cả các tổng thống hay những người rất thành đạt, giàu có vẫn chui vào bếp như thường, dạy con học và đưa con đi chơi. Họ vẫn phải dành thời gian nhất định cho gia đình. Không nên có quan niệm chỉ kiếm thật nhiều tiền về nhà là đủ, còn lại thuê osin làm thuê và chăm sóc con cái, điều này rất sai lầm, vì lúc đó ý nghĩa về cuộc sống gia đình không còn nhiều.

Đọc tiếp »

TS. NGUYỄN HỮU HIỂU

Trong quá trình cung cấp dịch vụ, giữa nhà cung cấp (ngân hàng) và khách hàng luôn tồn tại những khoảng cách. Các khoảng cách này biến đổi phụ thuộc vào hai nhân tố chính là khách hàng và ngân hàng.

Bên cạnh đó là những yếu tố môi trường xung quanh tác động, ảnh hưởng đến khách hàng và ngân hàng. Khoảng cách càng lớn thể hiện khả năng ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng thấp. Chính vì vậy, quản trị chất lượng dịch vụ về thực chất chính là quản trị “các khoảng cách chất lượng dịch vụ”. Thu hẹp các khoảng cách này là mục tiêu hướng tới của nhà cung cấp.

Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ

Image

Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ sẽ nhận được và nhận thức của ngân hàng về những kỳ vọng này của khách hàng. Khoảng cách 1 thường xuất hiện do ngân hàng không hiểu được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ của mình và đánh giá chưa sát nhu cầu của khách hàng.

Để thu hẹp khoảng cách này, ngân hàng cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng, của nhóm khách hàng tiềm năng mà ngân hàng nhắm đến. Đồng thời, phải thực sự hiểu được những tính năng, tiện ích của sản phẩm sắp tạo ra có thật sự phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng không.

Đọc tiếp »

TS.ĐỖ VĂN ĐẠI

ĐH Luật Thành phố HCM

1. Tổng quan về lãi suất. Lãi suất được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự (BLDS) nhưng không được BLDS định nghĩa. Thông thường, lãi suất được hiểu là khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay do đã được bên cho vay giao tài sản để sử dụng. Nhìn từ góc độ pháp lý thì chính sách về lãi suất thay đổi theo thời gian và rất khác nhau từ xã hội này sang xã hội khác. Trong quá khứ, một số nước – nhất là những nước tôn giáo – nghiêm cấm vay có lãi. Ngày nay, hầu như các nước đều chấp nhận vay có lãi và thuận ngữ “lãi suất” không xa lạ trong pháp luật cũng như khoa học pháp lý Việt Nam.

Các quy định hiện nay về lãi suất nằm tản mạn trong BLDS và không đầy đủ. Chẳng hạn, trong thực tế không hiếm trường hợp một bên phải thanh toán cho bên kia nợ gốc và lãi nhưng khi thanh toán thì chỉ thanh toán được một phần. Phần đã thanh toán được tính vào nợ gốc hay khoản lãi? Theo tài liệu so sánh thì phần lớn các nước châu Âu ưu tiên tính lãi trước. Ví dụ, việc thanh toán được tính trên lãi trước nợ gốc được ghi nhận ở Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha1. Ở Việt Nam, quy định về vấn đề này không rõ nhưng thực tiễn xét xử lại theo hướng như các nước vừa nêu. Theo một bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, về “nguyên tắc vay lãi phải được trả trên vốn gốc trả lãi xong mới trả vốn gốc”2. Trong các vụ việc tương tự, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) cũng theo hướng giải quyết này. Ví dụ, năm 1992, bà Phượng cho ông Khoe vay 32,666 lượng vàng với thời hạn một năm có lãi suất. Sau khi vay, ông Khoe đã trả được 29 lượng. Tuy nhiên, phía bà Phượng cho rằng đây là trả lãi còn ông Khoe cho rằng đây là trả gốc. Theo Toà dân sự TANDTC, “do giấy biên nhận trả vàng không ghi là trả gốc hay trả lãi, nhưng về nguyên tắc khi vay có quy định lãi thì số vàng đã trả cần được xác định là trả lãi và cấp phúc thẩm đã tính số vàng đã trả trừ vào số lãi phải trả là đúng”3. Tương tự như vậy, đối với vụ vay tiền có lãi và bên vay đã trả được năm triệu đồng nhưng bên cho vay cho rằng, đây là trả lãi, còn bên vay cho rằng, đây là trả gốc thì theo Toà dân sự TANDTC, “đến hạn bên vay không trả được gốc và lãi thì số tiền trả nợ ở giai đoạn sau phải được trừ vào tiền lãi như án phúc thẩm đã xác định là đúng”4. Có lẽ, khi sửa đổi về lãi suất trong BLDS, chúng ta cũng nên bổ sung những khiếm khuyết về lãi suất và, đối với quan hệ giữa gốc và lãi, chúng ta nên luật hóa “án lệ” nêu trên5.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không có ý định nghiên cứu vấn đề lãi suất một cách tổng thể mà chỉ đề cập tới vấn đề “lãi suất trần (LST) cho vay”, một vấn đề đã được bàn cãi trong giới luật học từ rất lâu.

Đọc tiếp »

QUỐC HỘI

————–

Luật số: 46/2010/QH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do– Hạnh phúc

—————————

LUẬT

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 2. Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Điều 3. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia Đọc tiếp »

QUỐC HỘI

————–

Luật số: 47/2010/QH12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật các tổ chức tín dụng.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

1. Tổ chức tín dụng;

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

3. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Điều 3. Áp dụng Luật các tổ chức tín dụng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và các luật có liên quan

1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thì áp dụng theo quy định của Luật này.

3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm:

a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành;

b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam.

Điều 4. Giải thích từ ngữ Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Tám 2010
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 201 355 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.