You are currently browsing the tag archive for the ‘phân cấp’ tag.

TS. VŨ SỸ CƯỜNG

Phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nội dung cốt lõi trong phân cấp quản lý của Nhà nước và đang trở thành chủ đề được quan tâm trong cải cách hoạt động của khu vực công tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này đã được thực hiện từ nhiều năm nay và quy định cụ thể trong Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), các văn bản dưới luật. Bài viết đánh giá khái quát tình hình thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cải cách trong giai đoạn sắp tới.

Thực trạng phân cấp ngân sách ở Việt Nam

Tỷ lệ thu ngân sách địa phương (NSĐP) trong tổng NSNN tăng mạnh kể từ sau khi áp dụng Luật NSNN 2002. Nếu không tính thu NSNN từ dầu thô thì thu NSĐP chiếm trung bình hơn 44% tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008.

Tỷ lệ bổ sung từ ngân sách trung ương (NSTW) cho địa phương có xu hướng giảm mạnh, chỉ còn 34,1% cho giai đoạn 2005-2010. So sánh với các nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ thu NSĐP trong GDP của Việt Nam đạt 9,9% trong giai đoạn này, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển. Tỷ lệ chuyển giao ngân sách từ Trung ương cho địa phương của Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của nhóm các nước đang chuyển đổi Đông Âu và Liên Xô (cũ), song thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển.

Đọc tiếp »

TS.NGUYỄN MINH PHONG

Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập, nên các dự án đầu tư công do các địa phương quyết định thường thiếu cân đối với nguồn vốn và bị dàn trải; không ít dự án chậm đưa vào sử dụng, chất lượng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Để khắc phục tình trạng trên, bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước.

Phân cấp và quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách nhà nước

Đầu tư công từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong 4 nguồn ở Việt Nam và luôn chiếm vai trò quan trọng, nhất là trong phát triển cơ sở hạ tầng, cả cấp quốc gia và địa phương… Từ năm 2006, hầu hết dự án đầu tư công từ NSNN đã phân cấp về địa phương quản lý, nên hiệu quả đầu tư công mang lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực và quyết định đầu tư của địa phương.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện nay, nếu tính cả khoản chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, thì địa phương đang được hưởng khoảng 73% NSNN cho đầu tư phát triển năm 2013, trong khi Trung ương chỉ giữ khoảng 27%. Vì vậy, việc quyết định chi tiêu tại địa phương của HĐND các cấp là đặc biệt quan trọng, nhằm tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế và ngân sách còn nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy, do nhu cầu và lợi ích cục bộ của địa phương, nên các dự án đầu tư công do các địa phương quyết định thường thiếu cân đối với nguồn vốn và bị dàn trải; thiếu kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia, thông qua hệ thống giao thông cao tốc với chi phí cạnh tranh. Không ít dự án chậm đưa vào sử dụng, chất lượng thấp, hạn chế hiệu quả của đầu tư công. Tình trạng tham nhũng, thất thoát và lãng phí dưới mọi hình thức trong mọi dạng đầu tư công có nguy cơ khó kiểm soát. Các nhà thầu nước ngoài chiếm phần lớn các dự án đầu tư công, đẩy các nhà thầu Việt Nam, dù có năng lực cũng thành nhà thầu phụ. Hiệu quả đầu tư công thấp, thúc đẩy lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng cao.

Đặc biệt, đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông chiếm tỷ trọng áp đảo và lấn át các nguồn đầu tư khác. Các dự án BOT có tỷ lệ vay nợ cao và nhiều dự án được Nhà nước bảo lãnh khiến các dự án này thực chất vẫn là đầu tư công (nhưng chủ đầu tư sẽ quan tâm hưởng lợi ngay trong quá trình xây dựng, chứ không phải là thu hồi vốn sau này và gánh nặng nợ vay khi gặp rủi ro thua lỗ thì Nhà nước vẫn phải gánh chịu). Các quy định phân cấp hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quản lý nhà nước đối với đô thị và nông thôn. Các cơ quan chức năng còn lúng túng và chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân trong quy trình và thực tế triển khai những nhiệm vụ đã được phân cấp, hoặc chỉ dừng lại ở việc phân cấp nhiệm vụ; chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước.

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách nhà nước

Đọc tiếp »

TRIẾT HỌC CỦA LUẬT PHÁP

Ảnh

"Trong hiến pháp của các nước, bất kể bản chất của nó là như thế nào, đều có một điểm nơi đó nhà lập pháp phải buộc cầu viện đến lương tri con người và đạo đức công dân. Trong trường hợp nền cộng hòa, điểm này càng gần càng thấy rõ nét, còn trong trường hợp các nền quân chủ chuyên chế thì điểm này càng xa và càng bị che giấu kỹ, nhưng nó vẫn cứ tồn tại đâu đó. Không có nước nào mà luật pháp lại đủ sức tiên liệu tất cả mọi điều và ở đó các thiết chế lại thay thế được cho cả lý trí lẫn tập tục."

Alexis De Tocqueville - De la Démocratie en Amérique, 1866 (Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb.Tri Thức, 2013)

BÌNH LUẬN NGẮN của luattaichinh

BÌNH LUẬN SỐ 8-2015

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đề nghị địa phương này thận trọng.
Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

1. Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự "nhận vơ" không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học... Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường + tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

2. Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

BÀI MỚI ĐĂNG

ChargingBull
site statistics
SÁNG TẠO - là biết cách vượt qua các nguyên tắc

LỊCH

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

BÀI ĐĂNG THEO THÁNG

ĐANG TRUY CẬP

site statistics

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

  • 2 200 538 lượt

RSS Tin tức The Saigon Times

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.